Jack Kerouac có thể nói hằng giờ, thường là khi say, với bạn bè và cả người lạ về kỹ thuật viết của ông. Allen Ginsberg, bạn thân của Kerouac, ban đầu chẳng quan tâm, về sau lại là người ủng hộ nồng nhiệt nhất về kỹ thuật viết này, bởi vì rõ ràng Ginsberg bị ảnh hưởng cách viết tự nhiên của Kerouac trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, “Howl.” Khi Jack viết về The Subterraneans (Dưới mặt đất) thì Ginsberg và nhiều người khác đã chính thức yêu cầu ông giải thích cách viết của ông. Nói cho chính xác thì tên quyển sách tập hợp những nguyên tắc viết văn này là “Niềm tin và kỹ thuật viết văn hiện đại, 30 điều cần biết.”
1. Ghi chép riêng, hay có những trang viết tự do không gò bó kỹ thuật không ngại đúng sai, chỉ để cho mình vui.
2. Hãy chịu thua ngoại cảnh, để cho tất cả mọi thứ bên ngoài chỉ huy mình, lãnh đạo mình, khai mở lòng mình tâm trí mình, chỉ lắng tai nghe.
3. Đừng bao giờ say xỉn khi không ở trong nhà mình.
4. Phải yêu chính cuộc đời của mình.
5. Cái gì mà bạn yêu mến sâu đậm tự nó sẽ tìm ra hình dáng và cách thức để xuất hiện.
6. Cứ điên như những ông thánh khờ khạo trong tư tưởng của bạn.
7. Vì không hiểu chắc chắn Kerouac muốn nói điều gì nên tôi bỏ trống không dịch. (lời của Tám).
8. Viết điều mà bạn muốn nó sâu thăm thẳm như không có đáy từ dưới đáy của tư tưởng.
9. Hãy viết ra những cái nhìn, những quan điểm, những tưởng tượng không thể nói ra của cá nhân bạn.
10. Không có thời gian dành cho thơ nhưng thật chính xác những bài viết đó là thơ.
11. Hãy viết ra những quan điểm, những sự tưởng tượng, mà bạn hình dung chúng going như những con bọ run rẩy trong lồng ngực.
12. Viết về những lúc trong cơn mơ ngất ngây (bạn) đeo dính lấy cái đối tượng ở trước bạn.
13. Đừng để ý đến văn từ văn phạm hay cấu trúc gì cả.
14. Xem Proust là một anh già nghiện.
15 Kể một câu chuyện thật bằng những lời độc thoại của nội tâm.
16. Viên ngọc quí nhất là con mắt nằm trong con mắt. (Bây giờ thì Tám tui cũng không hiểu mình dịch gì nói gì ở đây) Xin lỗi tác giả và độc giả vậy.
17. Viết về những hồi tưởng và những điều mình cảm thấy thật kỳ lạ tuyệt vời chỉ cho riêng mình.
18. Viết những điều quan trọng nhất từ cốt lõi bên trong ra ngoài, bơi trong biển ngôn ngữ.
19. Chấp nhận cái gì đã mất là mất luôn mất rồi đừng thương tiếc nữa.
20. Tin vào những chuyện trôi nổi ngoằn ngoèo thánh thiện của cuộc đời.
21. Cố gắng ghi chép lại cái dòng tư tưởng nguyên vẹn.
22. Đừng nghĩ đến chữ nghĩa văn từ khi bạn ngừng viết và cố nhìn bức hình rõ nét hơn.
23. Ghi lại những chuyện hằng ngày suốt cả năm.
24. Không sợ hoặc hỗ thẹn về những điều trân trọng trong một năm thu thập kinh nghiệm ngôn ngữ và sự hiểu biết.
25. Viết cho cả thế giới đọc và nhìn thấy chính xác bức tranh của bạn về thế giới.
26. Sách phim là phim bằng chữ, một hình thức miêu tả bằng thị giác của Mỹ.
27. Ca ngợi nhân vật trong sự cô đơn đen tối bất nhân.
28. Sáng tác một cách man rợ, không hình thức không trói buộc, trong sáng, thoát ra từ phía dưới đáy lòng càng điên khùng càng tốt.
29. Luôn luôn tin mình là thiên tài.
30. Là nhà văn kiêm đạo diễn những cuồn phim rất trần tục nhưng được thiên thần trên thiên đàng đỡ đầu và bảo trợ.
Ông này điên lắm và tôi chưa đọc quyển On The Road nên không biết nó hay như thế nào. Ông viết vào thời đại người Mỹ đang có một cuộc cách mạng văn hóa, phong trào hippie drug, âm nhạc v.v… Tuy là ông khuyến khích người ta cứ viết tự nhiên nghĩ gì viết nấy thật ra ông chuẩn bị chi tiết cho tác phẩm của ông rất lâu dài. Khi viết quyển On the Road thay vì dùng giấy rời để đánh máy mất công thay giấy ông đã dán tất cả những tờ giấy lại với nhau thành một cuộn và viết không ngừng nên bản thảo của ông là một cuộn giấy dài 60 mét không có ngắt quảng của những đoạn văn cũng không có chừa lề trống. Bản thảo này được mua Jim Isray mua với giá 2.42 triệu đô là triển lãm cho công chúng xem. (Wikipedia)
Trong các lời khuyên của ông có nhiều điều bổ ích cho tôi là khi viết thì phải quên hết những khiếm khuyết của mình. Người viết phải có một niềm tin là những điều mình viết là những điều xứng đáng để người khác đọc.
đọc thấy khó hiểu quá :v
LikeLike
Văn trúc trắc khó hiểu hả cháu?
LikeLike
dạ đúng rùi Bác, tại con muốn nâng cao khả nắng viết blog nên tìm đọc, mà đọc thấy sâu xa quá nên con không hiểu. 🙂
LikeLike
Jack Kerouac tuyệt vời quá cô ạ !
LikeLiked by 1 person
Ổng cũng đẹp trai lắm, trước kia chơi football, mấy bà bạn gái của ổng mê ổng lắm, mà ổng thì lang bang phất phơ.
LikeLiked by 1 person
Chào chị HH. Nhà văn Jack Kerouac là người Mỹ gốc Pháp. Tôi có đọc ở đâu đó câu:” Mỗi người Pháp đều là những nhà văn có khả năng kể chuyện tuyệt vời”. Tôi tin câu này đúng. Năm 1923, tìm trên báo Đông Phong, có bài của ông Nguyễn Văn Vĩnh, đặt vấn đề: Tại sao người An Nam không thể kể chuyện hay? Ông Vĩnh kể chuyện, gặp mấy bạn trẻ An Nam, thấy họ toàn nói những câu chuyện cũ, tẻ nhạt. Trong khi đó, ông kể, gặp mấy người Pháp, trẻ tuổi, thấy họ nói chuyện thật hay, đi sâu vào từng vấn đề. Tôi rất thích bài viết của ông NVV. Dù đã lâu, nhưng đọc lại, vẫn thấy đúng.
Chị nói đến nhà văn Jack Keorouac. Ông này có cuốn ” The On Road” (Trên Đường) thật tuyệt vời. Ông kể chuyện mấy tay chơi, đi dọc ngang nước Mỹ, suốt ngày này sang tháng khác, tìm bạn, cặp bồ , ăn chơi vung trời với văn phong tự do, phóng khoáng vô cùng. ( Loại văn phong này thật khó bắt chước. Nó đòi hỏi người viết , trong thâm tâm, phải có sẵn nhiều yếu tố, kể cả kinh tế. Tôi nhận thấy, trong văn chương Việt Nam, có những người như Thâm Tâm, Vũ Hứu Định, Nguyễn Tất Nhiên…có thể ”giao du” với J. Kerouac được.) Những nhân vật trong truyện, còn trẻ, kẻ có gia dình, đa phần là chưa, đều có tính cách ngang tàng, tôn trọng tự do cá nhân, sống theo quan điểm của mình. Tôi đọc, thấy họ sống tưng bừng quá. Mình cảm thấy rất thèm và muốn như họ. Nhưng mình bị nhiều cái ràng buộc nên hèn kém quá! Chợt nghĩ, nếu cho nhân vật trong ” The Catcher In The Rye” (Bắt trẻ Đồng xanh) của J.D. Salinger gia nhập nhóm người này thì còn tuyệt nữa. Và tôi nhận thấy, hình như, chỉ ở Mỹ mới sinh ra những nhà văn và những nhân vật hấp dẫn này.
Nhưng khi tôi coi phim làm theo tiểu thuyết thì thấy thất vọng quá! Đạo diễn không có tình yêu nhân vật và câu chuyện như nhà văn.
Còn phương pháp viết văn, tôi nghĩ, các nhà văn, viết ra cho vui thôi. Mình chẳng học được gì từ họ đâu. Có chăng, để tham khảo rồi ” đấu hót” lúc cafe cùng đồng nghiệp thôi. Vì mỗi người có những trải nghiệm khác nhau. Chúc chị vui.
LikeLiked by 1 person
Tôi đồng ý với Tuấn về chuyện học hỏi kinh nghiệm viết của các nhà văn. Đọc cho biết, chơi thôi. Còn như người ta nói, viết văn như làm tình, không ai có thể dạy ai hết. Ai cũng phải viết và tự rút kinh nghiệm, bởi vì mỗi mảng đời mỗi khác, cảm nhận khác, cách sống khác, mỗi người có cách biểu lộ diễn tả khác nhau. Người thâm trầm, người sôi nổi.
Tôi lại xin được có ý kiến khác về “On the Road” của ông Kerouac. Có lẽ tôi đọc nó khi đã già, tôi thấy cái ngông cuồng luôn tuồn của ông không có gì hấp dẫn, mấy cái ý nghĩ về Thiền, Dharma, về Jazz và Blues của ông càng vớ vẩn hơn (haha, xin lỗi, xin lỗi). Tôi không biết về ông Thâm Tâm, nhưng nếu cho Vũ Hữu Định nhập cuộc uống rượu với Kerouac thì chắc OK. Còn Holden Caulfield có lẽ lúc ấy (trong truyện) còn trẻ quá, tính lại sống nội tâm và hơi nổi lọan, chưa chắc đã hợp với mấy anh chàng ồn ào nhậu nhẹt này.
LikeLike
Chào chị HH. Tôi cũng đọc ”On the Road” khi đã về già. Thời trẻ, tôi cũng lang thang nhiều. Nhưng toàn lang thang theo sự ”điều khiển” của người khác. Nên khi ”so sánh” với kiểu lang thang tự do của Kerouac thì thấy mình bị hụt hẫng .
Tôi cảm thấy, nhiều người thích viết văn. Nhưng ít ai tìm ra được cái ”Giọng Nói” của mình. Nên cứ lẫn vào nhau. Mà muốn tìm được ”Giọng Nói Riêng” thì người đó cần có lối (hay cách) sống riêng. Để khi viết, mình mang được hơi thở, nhịp điệu, giọng kể vào trang giấy. Như chị, sống nội tâm nhiều. Chị trải nghiệm nhiều. Đọc nhiều. Đi nhiều. Và quan trọng nhất, chị có nhu cầu kể chuyện. Vì thế, chị đã tìm ra cách kể chuyện của mình. Phải công nhận, chị kể chuyện gì cũng hay. Như một người đẹp, thì có khoác bao dứa lên minh, vẫn đẹp. Thơ Chế Lan Viên có câu:” Hái những lá thơm khi đã về già/ Những lá mang mùi hương tư tưởng/ Khi cây đã hóa trầm trong ruôt/ Lá đủ rồi, cần phải đợi gì hoa”. Và các nhà văn thì không có tuổi. Ngoài tuổi đời, họ còn có tuổi tâm lý nữa. Tuổi tâm lý luôn trẻ trung vì họ luôn có những cái mới để kể cho người khác. Chúc chị vui.
LikeLike
Cám ơn Tuấn. I am deeply moved, humble, and honored!
LikeLike