Viết Cho Ai? (tiếp theo và hết) – Orhan Pamuk

Nhưng ngày nay viết tiểu thuyết hay đọc tiểu thuyết mang một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Sự thay đổi đầu tiên đến vào phân nửa đầu của thế kỷ hai mươi, khi sự gắn bó của một tác phẩm văn học với chủ nghĩa hiện đại giúp tác phẩm này chiếm được địa vị trong sự cao quý của nghệ thuật. Cũng quan trọng như những thay đổi trong ngành truyền thông chúng ta đã nhìn thấy trong khoảng ba mươi năm vừa qua: trong thời đại truyền thông toàn cầu, nhà văn không còn là người lên tiếng đầu tiên cũng không là giai cấp trung lưu độc nhất trong quốc gia của họ, mà chỉ là những người có thể nói, và nói tức khắc, với độc giả “văn chương” trên toàn thế giới. Độc giả văn chương hôm nay chờ một quyển sách mới của Garcia, Marquez, Coetzee, hay Paul Auster cũng giống như thế hệ trước họ đã chờ những quyển sách mới của Dickens – như chờ đợi tin tức mới nhất. Lượng độc giả trên thế giới dành cho những nhà văn danh tiếng này thật là nhiều hơn số lượng độc giả biết đến sách của họ trong chính quốc gia của họ.

Nếu chúng ta tổng quát hóa câu hỏi – Nhà văn viết cho ai? – Chúng ta có thể nói rằng họ viết cho một độc giả lý tưởng, những người thân yêu, cho chính họ, hay không viết cho ai cả. Đây là một sự thật nhưng là sự thật không toàn vẹn bởi vì nhà văn hiện đại cũng viết cho những người đọc tác phẩm của họ. Từ điều này chúng ta có thể suy ra rằng nhà văn thời bây giờ dần dần ít viết cho độc giả trong quốc gia của họ hơn là viết cho độc giả trên toàn thế giới. Vì thế mà chúng ta có nó: Cái câu hỏi châm chích, và vẻ nghi ngờ về dụng ý của nhà văn, phản ảnh một sự bất an về trật tự của nền văn hóa mới đã tham gia hiện trường trong ba mươi năm qua.

Những người cảm thấy bị xáo trộn nhiều nhất là những người hay phát biểu ý kiến và những cơ quan văn hóa của những quốc gia không thuộc về cộng đồng Tây phương. Không biết rõ vị trí của mình trên thế giới, cũng không sẵn sàng thảo luận về những khủng hoảng của quốc gia hay những vết đen trong lịch sử của quốc gia trước quảng trường quốc tế, những thành phần chính trị như thế thường cảm thấy cần phải nghi ngờ các nhà văn, những người đã nhìn lịch sử và chủ nghĩa quốc gia từ một quan điểm không nằm trong chủ nghĩa quốc gia. Trong quan điểm của họ, các nhà văn không viết cho một độc giả trong nước, những người đã “thần thánh hóa, lý tưởng hóa” quốc gia của họ cho “sự tiêu thụ của người ngoại quốc” và bịa đặt ra những vấn đề không có căn bản thực tế. Ở Tây phương cũng có một sự nghi ngờ tương tự, nơi nhiều độc giả tin rằng văn học địa phương nên được giữ trong vòng địa phương, tinh chất, và xác thực với cội nguồn quốc gia họ; nỗi sợ hãi thầm kín của họ là khi trở nên một nhà văn của thế giới, người rút chất sống để viết từ những tập tục và truyền thống bên ngoài văn hóa của quốc gia họ sẽ làm cho nhà văn đánh mất đi cái tính chất độc đáo của họ. Người cảm nhận được nỗi sợ hãi này nhạy bén nhất thường là một độc giả; một người rất muốn khi mở một quyển sách và bước vào một quốc gia bị cắt rời khỏi thế giới, được nhìn thấy những dằn xé vật lộn bên trong quốc gia này, cũng nhiều như một người được chứng kiến gia đình bên cạnh đang gây gổ với nhau. Nếu một nhà văn, diễn thuyết với một khán giả rộng lớn, bao gồm cả độc giả của nhiều nền văn hóa với nhiều loại ngôn ngữ, thì cái mơ ước hoang đường này cũng sẽ chết.

Đó là vì tất cả những người viết văn đều có cùng một mơ ước thâm sâu được là chính mình, trung thực và độc đáo, cho nên – trải qua bao nhiêu năm, bây giờ – tôi vẫn thích được người ta hỏi tôi là tôi viết cho ai. Nhưng khi mà sự trung thực và độc đáo của một nhà văn tùy thuộc vào khả năng lôi cuốn cái thế giới mà hắn đang sống, nó cũng tùy thuộc vào cái khả năng hắn có thể hiểu được sự thay đổi của vị trí của chính hắn trong thế giới này. Không có cái gọi là một độc giả lý tưởng được giải thoát khỏi những cấm đoán của xã hội và những huyền thoại của quốc gia, cũng như không có cái gọi là một nhà văn lý tưởng. Tất cả các nhà văn đều viết cho một độc giả lý tưởng – cho dù hắn ta là người quốc gia hay quốc tế – trước nhất bằng cách tưởng tượng độc giả này là một người có thật, và sau đó bằng cách viết những tác phẩm với độc giả này trong trí tưởng của nhà văn.

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s