
Mượn bốn quyển sách của thư viện, cô quản thủ thư viện xinh xắn, không biết người quốc gia nào nhưng nói tiếng Spanish hết sẩy luôn, giới thiệu thêm hai quyển nữa. Cô bảo cô reserved cho tôi nên tôi tha luôn về. Quyển nào cũng dày cộm, đọc một quyển cả tuần chưa xong. Chụp ảnh để làm chứng kẻo bạn tưởng mình nói dối. Từ trên xuống dưới là: The Language of Passion, The Story Teller, Feast of the Goat, Aunt Julia and the Scriptwriter, The War of the End of The World, và The Perpetual Orgy.
Chưa đọc quyển nào cả vì thế khi chọn sách nên dựa vào chiều dày hay cái bìa? Quyển Aunt Julia là một trong những quyển đầu tay của nhà văn LLosa, có sắc thái tự truyện. Julia là em vợ của ông chú của nhân vật vì thế nếu gọi vợ của chú bằng thím thì nên gọi em của thím bằng cô, đúng không? Cô Julia 32, chú bé 14 hay 16 gì đó. Chú bé tấn công bà cô ráo riết nên có chuyện lôi thôi. Quyển này dày 374 trang. Hôm trước tôi cứ phân vân không biết chữ scriptwriter này nghĩa là gì. Biết script là bản thảo là văn bản, là kịch bản. Thấy có một chị blogger bảo là ở VN ngoài Bắc có người dịch là nhà văn quèn. Và một blogger khác nói là có bản dịch là tên cạo giấy. Sáng nay (Chủ Nhật 10/10/2020) đọc bài của Michiko Kakutani thấy nói anh nhà văn này viết mỗi ngày 10 kịch bản dài ba mươi phút trình diễn, dành cho soap opera là một thứ chương trình nửa giờ (hay một giờ thoại kịch) trên truyền hình được chiếu mỗi ngày. Những nhà văn như thế này thường được trả lương rất thấp và ít được biết đến công lao nên dịch là nhà văn quèn hay cạo giấy đều đúng cả tuy nhiên tôi nghĩ chữ cạo giấy nghĩa rộng hơn nó có thể dùng cho những người làm việc về công văn, kế toán, hay thuế má. Cái khổ của người dịch là thế, đôi khi không tìm được chữ đúng với chữ mà tác giả đã dùng.
Lật sơ sơ quyển The Language of Passion thấy đây là tuyển tập những bài tản văn. Tôi thấy có nhiều tựa đề hấp dẫn như The Devil’s Advocate, cùng tên với một phim do Al Pacino, Keanu Reeves, và Charlize Theron đóng, và phim khá hay. Cách diễn xuất của Al Pacino và vẻ điển trai của Keanu Reeves thì ai cũng biết cả rồi. Có một bài ngắn tên là the Fataumata’s Feet dài có 6 trang thôi có thể dịch được. Truyện dài quá dịch thì cực mà ngó bộ mọi người bận bịu quá với cuộc sống không có thì giờ ngồi đọc cả buổi.
Thôi thì trông mặt mà bắt hình dung lựa bài nào ngắn, có tựa đề hấp dẫn đọc trước rồi tính sau.
Tôi đọc được gần 85 phần trăm quyển A Tale for 2000. Tôi định cuối tuần này sẽ viết bài về anh chàng Hòa Lan tu Thiền nhưng tôi không biết là tôi sẽ có bài về Llosa tuần tới.
Trong quyển Tuyết của Orhan Pamuk, nhân vật Ka đến viếng thành phố Kars và có một tờ báo địa phương loan tin trước là Ka sẽ đọc một bài thơ đắc ý nhất ở nhà hát thành phố vào đêm có một ban kịch về trình diễn. Ông chủ bút của tờ báo nói là ông thường hay loan tin trước như thế và bình thường thì mọi chuyện xảy ra như đúng ông dự đoán.
Chào chị HH. Cuốn của Llosa có người dịch là ” Dì Julia và nhà văn quèn”. Tôi đọc quyển này đã lâu. Trong đó mỗi chương như một truyện ngắn. Llosa viết rất cô đọng. Một anh bạn viết văn, người Sài Gòn, mói:” Ông ấy viết khiến người đọc có cảm giác nhà văn biết 10 viết 1. Còn tụi mình thì ngược lại”. Có chuyện cậu bé thích làm trọng tài bóng đá. Có chuyện cậu bé đến nhà bạn chơi, yêu luôn mẹ bạn. Có chuyện ông mục sư không dám yêu, thủ dâm…Nói chung nhiều chuyện hấp dẫn. Còn dì Julia lấy phải ông chồng đồng tính. Nhà văn quèn là cháu. Cậu có ước mơ đến Paris, thuê căn gác xép, mơ thành nhà văn nổi tiếng. Sống ở Venezuela, cậu làm nghề viết những kịch bản truyền thanh (radionovela). Nội dung mỗi vở kịch thưỡng kéo dài khoảng 30 phút, phát trên radio. Novela là loại truyện (hoặc kịch) diễn ra trong một thời gian nhất định, một xung đột xuyên suốt, một hành động kịch mạnh mẽ và đặc biệt, có một cái kết bất ngờ (cả khán giả và nhân vật đều không ngờ tới). Tôi hay dọc tạp chí của UNESCO. Họ giới thiệu Llosa nhiều lắm. Chúc chị vui.
LikeLiked by 1 person
PS: Nhà văn quèn có mối tình mạnh mẽ với bà cô xinh đẹp của mình. Nhìn chung, đây là câu chuyện rất hay. Nhưng hình như Llosa không thích hợp với bạn đọc đại chúng.
LikeLiked by 1 person
Tôi thích quyển The Passion of Language của LLosa vì đó là một tập tiểu luận toàn những bài rất ngắn dễ hiểu, có lẽ là bài của một tiết mục (column) trên báo. Lúc sau này tôi chỉ thích đọc non-fiction, tiểu luận. Non-fiction tôi cũng không thích đọc loại thiên về accademic quá, có lẽ tại tôi làm biếng dùng tự điển, nếu người viết dùng từ vựng fancy quá là tôi chán. Không riêng gì tiếng Anh, tiếng Việt cũng vậy. Tiểu luận của Llosa viết dễ hiểu có lẽ do xuất thân của ông là làm báo. Mấy quyển fiction của ông tôi đọc lam nham không nhớ, không có ấn tượng sâu đậm.
Llosa là nhà văn nước ngoài (dựa trên quan điểm người Hoa Kỳ). Người Hoa Kỳ ít đọc, ít chú ý, ít bàn tán về nhà văn nước ngoài. Tổng số sách truyện văn thơ tiểu luận nước ngoài được dịch ra tiếng Mỹ chỉ chiếm khoảng 15 cho đến 20 phần trăm. Chỉ nói về fiction con số còn ít hơn. Do đó nếu nói người ta ít nhắc đến Llosa thì quả thật không sai. Tuy nhiên, khi ông được giải Nobel thì sách của ông đã chất đầy trong thư viện địa phương.
Thêm một điều làm tôi thấy khó đọc các nhà văn châu Mỹ La tinh vào cùng thời với Garcia Marquez, bởi vì chẳng biết từ lúc nào, tôi đọc bằng quan điểm nữ quyền, mà quan điểm của các nhà văn nam của châu Mỹ La tinh thì coi rẻ phụ nữ quá, nhiều khi sống sượng đến khó chịu, nhất là Garcia Marquez. Tôi chẳng biết vì sao ông Llosa đấm vào mặt ông Marquez, (hay ông Marquez đấm vào mặt ông Llosa) chứ theo tôi thì ông Marquez rất đáng bị đấm vào mặt bởi những điều ông viết 🙂
Gặp comment của Tuấn ở đây tôi mới nhớ, hôm nọ tôi lướt mắt nhìn kệ sách của tôi thấy có nhiều quyển kịch quá, từ Shakespeare đến Medea, đến những quyển kịch nổi tiếng của William Tennessee. Tôi lôi ra Death of the Salesman nhưng đọc không nổi (đọc lâu rồi giờ đọc lại cho nhớ) vì sách truyện hay phim ảnh về sự tan rã của gia đình, tôi đọc thấy tâm hồn nặng nề quá.
Cứ mỗi tuần Tuấn nói đến một quyển sách là tôi thấy mình tụt lại phía sau, chạy theo (đọc) không kịp.
LikeLike
Chào chị HH. Cảm ơn chị. Ngược lại mới đúng. Tôi luôn có cảm giác, chị gợi cho tôi rất nhiều điều hay. Cũng như chị thường vào thư viện, tôi thường ra hàng sách. Tuần nào không ra, có cảm giác như mình chưa rửa mặt. Tôi nhớ chuyện, có một cậu thiếu niên, xin ba tiền mua sách. Ba không cho. Cậu nói thẳng:” Ba không cho con tiền mua sách, con sẽ trở thành thằng ăn cắp!” (Kinh chưa, chị Hà?) Nhưng nói vậy để khẳng định, sách giúp mình rất nhiều. Tôi cũng mua sách của Llosa và Pamuk, nhưng thỉnh thoảng đọc. Đọc để muốn biết, người Mỹ latinh và người Thổ Nhĩ Kỳ nghĩ gì về những điều chúng ta quen thuôc. Cái nghề viết của mình, nó buộc phải thế, chị ạ. Các nhà văn đều viết về những chuyện giống nhau, nhưng cách thể hiện của mỗi dân tộc lại khác nhau. Đó chính là sự bí ẩn của văn học và của con người. Sự bí ẩn đó có tên là vô tận. Chúc chị vui.
LikeLiked by 1 person
Kinh thật. Từ nhỏ đã biết hăm dọa người lớn đầy quyền uy rồi.
“Các nhà văn đều viết về những chuyện giống nhau, nhưng cách thể hiện của mỗi dân tộc lại khác nhau. Đó chính là sự bí ẩn của văn học và của con người. Sự bí ẩn đó có tên là vô tận.” Câu này hay và đúng quá. Dùng để dành trong những câu quotes hay.
LikeLike