Quyển Please Look After Mom có giọng kể tự nhiên, chữ dùng đơn giản theo cách nói chuyện hằng ngày, cách viết này dễ dịch. Tuy nhiên, ngay trang đầu tôi đã gặp một cái khó.
Trích nguyên văn:
It’s been one week since Mom went missing.
The family is gathered at your eldest brother Hyong-chol’s house, bouncing ideas off each other. You decide to make flyers and hand them out where Mom was last seen.
Vì tôi đã đọc xong quyển này nên biết người kể chuyện ở đây là cô con gái lớn, nhà văn nổi tiếng, thường đi du lịch nhiều nơi. Nhưng với tôi cái khó dịch ở đây lại là chữ You. Có vẻ như cô con gái tự quan sát và nói về cô, như một lời trách phiền.
Thế là đã một tuần kể từ ngày Mẹ đi lạc.
Cả gia đình họp lại ở nhà anh cả Hyong-chol góp ý với nhau. You (Cô, Bạn) đề nghị làm giấy in rời và phân phát cho mọi người nơi người ta nhìn thấy Mẹ sau cùng.
Dùng Cô hay Bạn thì đều được nhưng tôi thấy dường như không lột tả được cái tự trách của nhân vật. Dùng “mày” hay “mi” có nặng lắm không?
Giả tỉ như người kể chuyện ở đây không phải là cô con gái, mà là bà mẹ? Nếu như là mẹ ở đâu đó nhìn thấy cô con gái đang tìm kiếm mình thì chữ You này có thể dịch là con. Ban đầu tôi tin chắc nhân vật kể chuyện là cô con gái. Chỉ đến cuối truyện tôi mới nghĩ đây có thể là giọng của bà mẹ. Cho dù tôi có biết chắc đây là giọng của bà mẹ thì tôi phải chọn từ danh xưng sao cho độc giả không thể khám phá ngay từ đầu ai là người kể.
Mỗi khi gặp một quyển sách hay tôi thường nghĩ cần phải dịch để chia sẻ với bạn đọc. Chuyện dịch hay hay dở tuy quan trọng nhưng chuyện giới thiệu với những người cùng thích truyện hay cũng là một việc cần thiết. Đời người quá ngắn ngủi, nhiều khi người ta không thể chờ đến lúc mình thật giỏi hay “hoàn hảo” để có thể làm những việc người ta thích làm. Nếu bạn già cở tuổi tôi bây giờ bạn sẽ thấy chữ “hoàn hảo” thật ra chỉ là một khái niệm chưa hoàn hảo chút nào. Cái hoàn hảo có thể chỉ hoàn hảo trong mắt một số người hay chỉ trong mắt của chính bạn mà thôi.
Khi đọc quyển này, tôi thấy tình cảm của người Đại Hàn có nhiều nét giống tình cảm của người VN. Họ cũng hiền lành, dịu dàng, chịu đựng, và tốt bụng như người mình. Khó mà tưởng tượng được những người lính Đại hàn đã từng được gửi sang VN chiến đấu cũng có người tàn bạo làm hại người dân VN cũng như những người chồng Hàn đã giết cô vợ Việt mới cưới một cách độc ác. Bà cụ Park So-nyo thì khỏi phải nói, giống bà mẹ VN vô cùng. Hiền lành, dịu dàng, luôn phục vụ chồng, đi sau ba bước nhưng lại là trụ cột trong gia đình con cái no ấm là nhờ một tay bà cày cấy. Luôn luôn hy sinh tận tụy với các con, rất ham học nhưng không được đi học bà nhất quyết bằng đủ mọi cách để các con được đến trường và tất cả đều thành công. Tưởng yếu mềm nhưng lại cứng rắn, luôn dấu mình sau bóng chồng con nhưng lại là người quyết định chuyện trong nhà, chinh phục người trong kẻ ngoài không bằng trí tuệ hay miệng lưỡi mà bằng tình cảm chân thành, bà là mẫu người mẹ và vợ Á châu của thế kỷ 20 mà con cái thường vô tâm đẩy vào bóng tối bởi vì chúng bận theo đuổi công danh, sự nghiệp, và tình cảm lứa đôi. Nói nhiều không bằng mời bạn đọc.
Chào chi HH. Quyển này ở VN, người ta dịch rồi. Tên là ”Hãy chăm sóc mẹ”. Tôi đọc, rất cảm động. Tác giả có thiên hướng văn chương rất mạnh.
Một quyển nữa của nhà văn nữ tên là Park -Wan -Suh là ”Who Ate Up All The Shinga” (Ai ddaxd ăn hết những cây sing-a ngày ây” cũng rất tuyệt vời. Đúng như chị cảm nhận. Như VN luôn. Chúc chị vui.
LikeLiked by 1 person
Cám ơn Tuấn đã chỉ giúp. Thư viện địa phương của tôi chưa có quyển này.
LikeLike