Nhà văn và tình dục

Honoré de Balzac tin là để bảo vệ óc sáng tạo ông cần phải tiết chế tinh dục. Sau một cơn quyến rũ đưa đến kết thúc tự nhiên, ông ta kêu rêu với bạn bè năm 1831, “Tôi mất một quyển sách sáng hôm nay!” Ông bảo với Alexandre Dumas con là chẳng có người đàn bà nào xứng đáng với giá trị của hai quyển sách trong một năm.

Victor Hugo tin rằng tình dục và thiên tài có liên hệ với nhau và cả hai thứ đều cần phải thực tập càng nhiều càng tốt. Năm 1847, khi con ông nhờ can thiệp việc cô người yêu, Alice Ozy, phản bội, Hugo giải quyết vấn đề của cậu con trai bằng cách dụ dỗ cô nàng này.

Alexandre Dumas bố, cũng giống như Hugo, hoàn toàn không đồng ý với cái vô lý của Balzac. “Nếu bạn nhốt tôi vào trong phòng ngủ với năm người đàn bà, viết, giấy, mực, và một vở kịch cần phải viết,” ông ta khoác lác năm 1861, “chỉ sau một giờ đồng hồ tôi đã viết xong vở kịch và làm thịt cả năm bà.”

Cũng như tất cả những người phụ nữ đứng đắn vào thời của bà, Edith Wharton hoàn toàn mờ mịt về chuyện phòng the. Trước khi đám cưới của bà vào năm 1885, bà đã tế nhị hỏi mẹ “có gia đình thì nó ra làm sao,” mẹ bà bảo, “tao chưa bao giờ được nghe một câu hỏi kỳ cục như thế.”

Leo Tolstoy không tìm thấy sự giải tỏa bằng tình dục, và suốt cuộc đời ông luôn tự dằn vặt giữa sự thèm muốn và mặc cảm tội lỗi đến độ tự ghét bỏ chính mình. Vợ ông cũng vì thế mà khốn khổ, sau khi sinh đứa con út – đứa thứ mười ba của hai ông bà – lúc ấy bà bốn mươi bốn và ông đã sáu mươi. “Hôn nhân không thể mang lại hạnh phúc,” ông nổi cơn giận phừng phừng, năm 1899. “Nó luôn luôn tra tấn mình, đó là giá mà người đàn ông phải trả để thỏa mãn cơn thèm tình dục của hắn ta.”

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s