Rắn trong huyền thoại – phần 2

Xem phần 1(Rắn trong huyền thoại Do Thái)  ở đây

Rắn trong huyền thoại Aztec.

Aztec là phần đất miền Trung của Mễ Tây Cơ hôm nay.

Trong huyền thoại Aztec rắn là biểu tượng chính về tôn giáo, có liên hệ đến mưa, sự phì nhiêu của đất, mặt trời và thiên đàng, với máu dùng để tế lễ, với kinh nghiệm tôn giáo và tiên đoán cho tương lai. Rắn còn là hình dáng tượng trưng của Itzamná.

Itzamná

Người Maya thờ một đấng sáng tạo tên là Itzamná, còn có tên khác là Hunab Ku. Hunab Ku là người sáng tạo ra thế giới trong ba đợt: lần đầu toàn những người thấp lùn, lần thứ nhì một loài giống bí mật được mệnh danh là “những kẻ gây rối loạn” và lần thứ ba là thế giới văn minh loài người hiện nay gồm có người Maya và Aztec, dân tộc láng giềng của họ. Hai đợt sáng tạo đầu tiên đã bị hủy diệt vì những cơn bão lụt và đợt sáng tạo thứ ba, thế giới của chúng ta ngày mai cũng được tiên đoán là sẽ bị hủy diệt bởi một cơn đại hồng thủy. Đôi khi Hunab Ku được xem như là người cha của Itzamná, vị thần tượng trưng cho mặt trăng và mang văn hóa đến cho loài người.

Itzamná dạy cho loài người biết chữ và biết dùng lịch thánh cổ truyền. Vì là người mang chữ viết cho nhân loại ông được xem là thánh tổ của tu sĩ và những nhà chép kinh. Ông thường được miêu tả bằng những hình ảnh khắc trên đá, một ông lão ngồi trên ngai, trán nhăn nheo và má hóp. Tuy nhiên cái hình thể chính của ông lại là một con rắn khổng lồ. Một cái xương có khắc chạm hình bàn tay của một nhà ghi chép kinh thánh xuất hiện từ trong mồm của một con rắn (hay rồng) người ta tìm thấy ở trong một ngôi mộ cổ ở Tikal tượng trưng cho Itzamná.

Trong huyền thoại Aztec, Cihuacoatl (người đàn bà rắn) là một trong những vị nữ thần tượng trưng cho tình mẹ và thần sinh sản. Đôi khi người ta gọi bà là Quilaztli.

Chihuacoatl đặc biệt liên quan đến những bà mụ đỡ và nơi những bà mụ thực hành. Bà được ghép thành một đôi với Quilaztli và được xem là nữ thần bảo vệ người Chalmeca và là vị thần đỡ đầu thành phố Culhuacan.  Bà giúp ông thần Quetzalcoatl cấu tạo ra nhân loại bằng cách nghiền nát xương của những thời đại trước rồi trộn lẫn với máu của ông.  Bà cũng là mẹ của Mixcoatl, đứa con mà bà phải bỏ dọc đường. Truyện xưa nhắc lại là bà thường trở lại nơi ấy để khóc thương đứa con trai bỏ rơi, mà vết tích chỉ còn lại con dao tế lễ.

Mặc dầu người ta thường miêu tả bà là một phụ nữ trẻ, chúng ta thường nhìn thấy bà được miêu tả như một người già, mặt xương vẻ khắc khổ dữ tợn, tay mang giáo mang khiên như chiến sĩ. Sinh sản đôi khi được so sánh với chiến tranh và những người phụ nữ chết khi sinh sản được tôn thờ như những người chiến sĩ vong thân. Linh hồn của Cihuateteo được miêu tả với những gương mặt trơ xương như Cihuacoatl. Cũng giống như bà, thần Cihuateteo bị người ta cho là kẻ chiếm đóng các ngả ba ngả tư đường ban đêm để trộm cắp trẻ em. Trích dịch từ http://en.wikipedia.org/wiki/Cihuacoatl

Xin xem phần 3 Rắn trong huyền thoại Hy lạp vào ngày mai Feb. 10, 2013.

4 thoughts on “Rắn trong huyền thoại – phần 2”

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s