TGIF

TGIF là chữ viết tắt của Thank God, it’s Friday. Nghĩa là Cảm ơn Giời. Hôm nay là thứ Sáu rồi.

Người Mỹ làm việc chỉ có năm ngày một tuần nhưng dường như đến thứ Sáu là họ đuối sức chỉ muốn nghỉ ngơi. Tôi cũng bắt chước họ. Không phải vì không quen nặng nhọc, hay lười biếng, nhưng tuổi già làm cho mình mệt mỏi.

Từ ngày hôm qua và đặc biệt là sáng nay đi đâu cũng thấy những bài báo nói về Alice Munro, được giải văn chương Nobel 2013. Sự kiện bà Munro được trao giải Nobel là một điều đáng mừng cho giới viết văn. Mừng ở chỗ người ta không cần phải viết những quyển tiểu thuyết nặng kí, mỗi quyển cân nặng mấy kí lô như truyện của Murakami, hay nói chuyện tục tĩu đầy vẻ hoang đường quái dị như Mo Yan, hay phải lồng lịch sử và những cuộc chiến tranh để nói lên cái to lớn vĩ đại của thời cuộc như Steinbeck hay Hemingway. Chỉ cần viết về cuộc sống nhẩn nha hằng ngày với những đau nhức của vợ chồng, con cái, hàng xóm, và truyện nào dài nhất thì cũng chỉ mấy chục trang; viết đều đặn mấy chục năm được một số giải thưởng của quốc gia cũng được giải Nobel văn chương cao quý.

Tôi không đọc hết tất cả truyện của bà Munro, chỉ đọc chừng chục truyện. Tôi phải đọc lúc tâm hồn tôi thanh thản vì truyện của bà diễn tiến chậm, ít khi có tình tiết éo le, không đổ máu bắn phá loạn xạ, không sex siếc rên rỉ oằn oại um sùm. Phải đọc hết truyện, nhận ra cấu trúc lắt léo, có dàn dựng chủ ý, có những đau đớn âu lo gói ghém suốt truyện, đôi khi mình nhận ra nhân vật đối diện với cái nguy hiểm có thể bị giết chết dù bà không nói thẳng ra.

Bà Munro viết rất ngầm (subtle), kín đáo. Nếu Margaret Atwood là nhà văn viết về chủ đề nữ quyền lộ liễu thì bà Munro là một nhà văn nữ quyền rất ngầm. Rất nhiều truyện của bà nói về sự phong tỏa cuộc đời của phụ nữ qua văn hóa, phong tục. Thí dụ như chuyện “chị em nhà Ferguson không người nào có thể lập gia đình”. chuyện phụ nữ bị đánh đập trẻ con bị giết chết trong truyện ngắn “tôi đã gặp người tôi lấy làm chồng như thế nào”. Tôi nhớ đâu nói đấy nhưng để nói có sách mách có chứng tôi phải tìm lại những truyện ngắn đâu đó tôi đọc. Đa số trong những quyển sách giáo khoa tôi đọc ké của con tôi.

Sách của bà Munro rất dễ tìm. Đầy dẫy trong thư viện chứ không phải như truyện của Muller phải chờ bản dịch cả năm sau mới có. Tôi mua vài quyển sách cũ của Munro trên Amazon với giá 1 cent. Tôi lại có subscription của The New Yorker là nơi đăng rất nhiều truyện ngắn của Munro.

068a

Chớm thu ở trường Võ bị West Point

25 thoughts on “TGIF”

  1. ôi cái hình đẹp mê hồn chị Tám ui!
    làm sao để đọc truyện của bà Munro hả chị?
    chị Tám cho giáo link đi nhe! chị mà khen thì rất đáng đọc đó.

    Like

  2. Wow…thật là tuyệt vời!!!
    Bà Tám vừa “chưng diện” banner mới, cũng như mấy entries gần đây toàn post hình cây (lá)phong, quả có thật là một điềm…tiên liệu lớn chăng?
    Và, Bà Tám, y như rằng…”Thánh phán” ! hihi…

    – Nữ Văn Sĩ Alice Munro của xứ sở lá phong đỏ đã đoạt giải Nobel Văn Chương 2013…ngay tắp lự!

    Like

    1. Bà Tám ơi,
      Ở Việt Nam, có một số độc giả đã từng được thưởng thức…”Trốn Chạy” của Alice Munro vào năm 2012 rồi đó Bà Tám.
      (Gồm 8 truyện ngắn: Trốn Chạy, Tình Cờ, Sắp Rồi, Nín Lặng, Đam Mê, Báng Bổ, Mắc Lỡm, Thần Lực)

      – Sơ lược về tác phẩm:

      Một thiếu phụ trốn chạy khỏi cuộc sống gia đình không hạnh phúc. Một cô gái trốn chạy để đến với người đàn ông mình yêu. Một người con bỏ mẹ để tìm kiếm những điều cô tin rằng có ý nghĩa. Một người mẹ bỏ con để chạy theo những cơn mơ dài phù phiếm… Tám truyện ngắn và rất nhiều cuộc trốn chạy – những cốt truyện thoạt nghe có vẻ công thức. Nhưng tình tiết chỉ là thứ yếu trong những câu chuyện của Alice Munro. Không kịch tính, không bi lụy, không đau thương thống thiết gì ở đây, không! Tất thảy đều dựa trên một khoảnh khắc giác ngộ, một giây phút bất chợt sáng tỏ, một chi tiết hé lộ tinh vi. Và Alice Munro cứ thế kể chuyện bằng những lời văn bình thản, đẹp đẽ, thấu suốt, đến độ người đọc thoạt tiên không nhận ra câu chuyện đã làm lòng mình nhói đau.
      Tuyển tập “Trốn chạy” đã góp thêm một giải Giller năm 2004 vào gia tài giải thưởng vốn đã rất dày dặn của bậc thầy truyện ngắn xứ sở lá phong đỏ, Alice Munro.

      Bà xứng đáng được biết đến nhiều hơn ở Việt Nam. Dịch giả Trần Thị Hương Lan cũng gây ngạc nhiên với cách dịch tiêu đề khá lạ, không phải là không thú vị. Như Runaway dịch là Trốn chạy thì đương nhiên, nhưng còn có những tiêu đề đáng chú ý hơn như Chance – Tình cờ, Silence – Nín lặng, Soon – Sắp rồi, Tricks – Mắc lỡm.”

      http://nhanam.vn/sach/tron-chay

      Like

        1. Bà Tám ơi,
          Hồi ở nhà, Má cháu thường luôn mắng cháu là cái đồ…”Nhanh nhẩu đoảng”, đó Bà Tám! Hihi…
          Ôi, tự nhiên, Bà Tám làm cháu…nhớ nhà và nhớ Má cháu…quá đi thôi!!!
          Huhuhuhuhuhu…

          Like

      1. Bà Tám ơi,
        Ủa! Cái “ngày 30 tháng 4 năm 97”…nó là cái “cột mốc” cho dữ kiện gì vậy, Bà Tám? Bảo Vân cháu hổng hiểu?!

        Ôi! Bà Tám làm cho Bảo Vân cháu, tự nhiên, chợt nhớ đến cái hình ảnh miêu tả thật sinh động của 2 cái từ…”Rụp Rụp”, mà nhà văn Võ Phiến đã phát hiện ra, và viết trong tùy bút “Đất Nước Quê Hương”…quá!

        Dạ, còn cái cụm từ “Ngay tắp lự”, tuy cháu thi thoảng có sử dụng, nhưng thật tình cháu cũng hổng biết nó ”chào đời” vào lúc nào? Hihi…
        Nhớ lại, lúc còn ở nhà, đôi lúc, cháu cũng hay nghe Má của cháu…sử dụng, và đặc biệt là Ông Nội của cháu cùng các bạn của ông, vì nhớ có lần pha trà, cháu có nghe các ông bàn luận sôi nổi về 2 từ “Mã Thượng” trong câu thơ “Dục ẩm tì bà mã thượng thôi”, của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt “Lương Châu từ” của Vương Hàn:

        “Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
        Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.
        Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
        Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi?”

        Đại khái, cháu nhơ nhớ các ông giảng giải (đại ý) thế này:
        “Mã thượng” thì dịch làm sao : Mã thượng là ngay tập tức, cũng có thể là ngay tắp lự, ngay tức khắc, vội vã, gấp gáp, cấp tốc, khẩn cấp…Tùy động từ nó bổ nghĩa mà chọn cho thích hợp.”

        Like

        1. HAHA! Cô nhỏ này rắn mắc kinh khủng luôn. Tám này già lắm cũng không hiểu chữ Hán Việt. Nên ai muốn dịch chữ mã thượng ra nghĩa gì thì Tám cũng ừa hết.

          Like

      1. Cháu xin lỗi Bà Tám, bác giaolang và mọi người…nghen! Hihi…
        Thật tình, Bảo Vân cháu có ý muốn giới thiệu chút chút, để gợi sự tò mò của mọi người Click vào…”đọc hết truyện…phần online”, rồi, nếu ai thích hoặc quan tâm thì…mua sách, đó Bà Tám! Hihi…
        Hè năm ngoái, cháu cũng đã từng “đọc hết vài trang làm kiểng” này, rồi nhịn ăn sáng vài bữa để mua nó, đó Bà Tám!
        Thêm một bài giới thiệu tác phẩm này…vào năm ngoái – 2012. mà cháu từng đọc…

        http://www.dejavous.net/2012/08/tron-chay-va-khoang-trong-e-lai.html

        Like

  3. Đây là comment của Nhất Nương, người phụ trách trang Quán Gió Lốc. Chị gửi comment qua e-mail (chắc là ipad hay tablet gì đó)

    “Hôm nay chọc ngoáy tí ti nha. Nobel là giải của Âu Châu Trắng, Do Thái, và bọn quyền lực. Đả đảo tối đa lê thị sương sa 🙂 Chúng toàn phát giải cho Tắng hông hà. Vàng Nâu Đen thì cũng phải bị Tắng hoá cho đến cốt lõi rồi chúng mới phát cho để phát triển chủ nghĩa toàng trị của họ. Còn không thì phải có xiền như người Nhựt Bổn đế quốc đang lên, mới được chúng quảng bá cho. Đâu phải chỉ mình tôi xét nét các giải Nobel thôi đâu, có nhiều người khác cũng nói cái giải này hơi bị lệch lạc. Ví dụ đây:

    http://www.economist.com/blogs/economist-explains/2013/10/economist-explains-8

    Tui thuộc diện ưa thọi và đục các đế quốc, bà con độc giả cúa Bà Tám thông cảm, thông cốm. Tại sao phải đi tuyên truyền cho họ hỉ.

    Nguyễn Thị Hải Hà viết truyện rất oanh liệt ở đây nè:

    http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa/NguyenThiHaiHaVeHuu.htm

    Sao không bàn lựng về một cái truyện ngắn mới, bài thơ mới, của một tác giả Việt Nam, mà sao cứ đè mấy ông bà Thế Giới nổi tiếng mà bàn lựng hỉ. Họ hay rồi mới lên đến đó. Trong khi các tác giả Việt hay thì cần những tranh luận, những phê bình, những giới thiệu để đưa hương hoa tác phẩm toả ra, lan ra, để làm phong phú nền văn chương nghệ thuật của chúng ta chứ nhở

    Để tui bắt đầu nhá.

    Truyện ngắn Bijoux Về Hưu của Hải Hà viết rất duyên.

    Tác giả viết một đề tài gần với đời thường của tác giả. Điều này gây chút tò mò cho độc giả. Đọc truyện tự nhiên hơi để ý, đây có phải là tác giả thật, hay tác giả tưởng tượng, thêm mắm thêm muối. Tranh chấp giữa thiện và ác trong truyện ngấm ngầm nhưng nòng đạn thì chả ngầm tí nào. Độc giả ơi

    Cấu trúc truyện đan xen giữa tố chất hiện thực và hoang tưởng. Đang từ cuộc đối thoại hai bà già nhiều chiện hấp dẫn, bỗng nhảy sang cuộc đối thoại vô tư giữa hai cái máy ép ăn . Tứ ca này thật là nhiều chuyện. Bàn về các rò rỉ của cuộc đời, như Cái Già, Cái Xấu, Cái Ugliness, Cái Tử Tế, của Nhân Sinh. Bốn nhân vật chính của truyện rất gần & rất tầm thường, của hai bà già và hai cái máy ép người ta ăn, microwave & vending machine. Thế nhưng câu truyện lại là truyện gossip nóng bỏng trong các nơi làm việc ở cái xứ Mỹ vĩ đại khủng long này. Chuyện gặp ông già bà già và mấy cái máy microwave và vending machine trong cafeteria là câu chuyện mà ai đi làm văn phòng lớn ở Mỹ cũng đều quá ư là quen thuộc. Độc giả chạy theo câu truyện của Tứ Ca do Nguyễn Thị Hải Hà dụ dỗ sát nút, vì cách lèo lái câu truyện của một mạch văn rất duyên dáng và có phong cách

    Văn chương của Nguyễn Thị Hải Hà rất đáng bàn cãi trong truyện ngắn này nha

    Đến đây tui phải chạy đi lo cho thằng con cái đã. Nên phải dừng tại đây

    Nhất Nương”

    Đăng nguyên văn comment của chị Nhất Nương. Nghe chị khen thiệt là khoái lỗ nhĩ, nhưng xin độc giả lượng thứ, chị khen vì muốn khuyến khích động viên Tám đó. Thật tình mỗi lần gửi bài cho Gió O Tám luôn tự bảo thầm mình được quyền viết dở. Người viết, nhất là lúc mới bắt đầu thường thiếu tự tin, phải nhờ có một người khác có tiếng tăm và kinh nghiệm đánh giá tác phẩm của mình. Cám ơn chị Nhất Nương. Khen hơi quá lời nhưng Tám xin đa tạ.

    Like

  4. Trước hết, Giáo cảm ơn chị Tám và bạn Bảo Vân đã chỉ đường vào đọc sách hay.
    Sau đó giáo mạo muội có vài lời về lời còm của chị Nhất Nương.
    Những lời chị viết thì ko sai, chị Tám, tức Nguyễn Thị Hải Hà thì ai cũng công nhận và rất đáng cho chúng ta thưởng thức cũng như những tác phẩm giá trị của các nhà văn Việt từ cổ chí kim, nhưng ko phải vì vậy mà ta đâm ra có ác cảm với giải Nobel văn chương. Đó là những giá trị văn học ko cần bàn cãi, dù ta có đồng quan điểm với tác giả hay ko. Và sự rung cảm, đồng điệu của người đọc với tác giả chẳng có chút quan hệ gì tới màu da hoặc chủng tộc và tầng lớp của họ. Văn chương và tất cả những gì thuộc về nghệ thuật ko cần biên giới, chúng vượt lên trên mọi thiên kiến tầm thường của con người, và những giá trị ấy sẽ sống mãi với thời gian, bất chấp bao dâu bể…

    Like

  5. Chào bác Giáo Làng
    Có những điểm muốn bàn luận với bác
    1. Khi bác nói “những giá trị ấy” thì ai là người định ra các giá trị ấy. Khi giải Nobel được đặt ra thì các giá trị ấy do người Da Trắng Thụy Sĩ lập ra và đặt tên cho chúng là Nobel, phải không. Đâu phải do bác định ra các giá trị ấy đâu

    Like

    1. 1. “Những giá trị ấy” được mọi người công nhận chứ ko ai đặt ra cả bác à!
      Và rất khó để được công nhận bởi người đọc khắp thế giới, trong ấy có cả tôi và bác, nếu bác có đọc…

      Like

      1. “được mọi người công nhận”, nhưng ai là người soạn thảo bản văn Nobel. Bác “kết luận” là mọi người công nhận nhưng những người Thụy Sĩ ấy là người đầu tiên viết ra bản văn của giải Nobel, phải không

        Like

          1. Ko phải chỉ có những tác phẩm được giải Nobel mới được “công nhận”. Nhưng những tác phẩm được giải Nobel và được công nhận thì chẳng có gì lạ!
            Ai viết ra luật của giải Nobel có gì quan trọng đâu. Quan trọng là những quyển sách ấy có đáng đọc hay ko!

            Like

  6. 2. Tại sao các giá trị văn học ấy không cần bàn cãi. Đối với kẻ sáng tạo, giá trị cao nhất là “cái mới”, làm ra cái mới. Nếu một người viết mà luôn luôn chấp nhận các giá trị cũ là “không cần bàn cãi”, thì làm sao mà có có thể tìm kiếm và sáng tạo ra lối viết mới, tác phẩm mới.

    Like

    1. Đường đi của nghệ thuật nói chung ko cần thiết phải định ra cái mới và cũ. Sáng tạo là đáng quý, nhưng ko phải sáng tạo nào cũng có giá trị và được công nhận. Trên lối đi mòn đầy cỏ khô héo úa đôi khi còn có những lối ngoặt bất ngờ mà người đi trước lơ đãng bỏ qua hoặc ko để ý.
      “Không cần bàn cãi” bởi với nhiều người đọc, trong đó có tôi, họ chưa đủ tầm để phân tích, lý giải, hoặc ko muốn lý giải. Họ chỉ cảm thấy rung động, thậm chí nghẹn ngào (dù là một chương hơi… cải lương với người khác), hoặc ko hiểu hết (như trong các bài hát của ông Trịnh), và những chương, những đoạn ấy có khi đi theo họ suốt cả dòng đời, thì còn bàn cãi làm chi cho mất thì giờ. Những cái đó đã có giới chuyên ngành phê bình làm rùi. Thậm chí họ chê dở nhưng riêng tôi cảm thấy hay thì cũng chả cần bàn cãi! hehe…

      Like

  7. mình đang đọc từ từ cho hết các bài viết của TÁM đây Chúc vui nhiều nhé năm nay mùa nắng dai quá rừng phong nơi này chỉ mới lác đác vài chiếc lá đỏ thôi

    Like

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s