Vĩnh Long và Hà Nội trong hồi tưởng của Marguerite Duras

Vĩnh Long 
Người dịch: Bà Tám
Trích từ tác phẩm Practicalities của Marguerite Duras

Có Vĩnh Long, và còn có Hà Nội. Tôi đã nói về Vĩnh Long, nhưng chưa hề nói đến Hà Nội. Như tôi đã nói trước đây, Vĩnh Long là một vùng biên giới hẻo lánh của vùng Đông Nam Á. Bạn đã ở ngay trên Tràm Chim, một cánh đồng có nhiều sông ngòi dẫn nước lớn nhất thế giới, theo ý tôi. Tôi khoảng chừng từ tám đến mười tuổi khi chuyện ấy xảy ra. Như một lằn chớp, hay một đức tin. Nó ảnh hưởng suốt cuộc đời tôi. Bây giờ tôi đã bảy mươi hai tuổi, nhưng nó vẫn còn như mới hôm qua: những con đường ở đó vào buổi chiều khi mọi người đang ngủ trưa, phố Bạch, những con phố vắng vẻ với hàng cây phượng vĩ. Con sông êm đềm như ngủ yên. Và nàng đi qua trong cỗ xe limousine màu đen. Tên nàng gần giống với Anne-Marie Stretter*. Tên nàng là Striedter. Vợ của ông Thống-đốc. Họ có hai đứa con. Gia đình này đến từ bên Lào, nàng có người tình trẻ ở đó. Anh ta tự tử vì nàng rời chỗ ấy. Tất cả mọi tình tiết đều giống như trong bài hát India Song. Người tình trẻ sống ở Lào, trong cơ quan nơi họ gặp nhau, mãi tận gần đầu nguồn sông Cửu Long. Anh ấy tự tử ở đấy. Ở Luang Prabang.

Đầu tiên, là Vĩnh Long, xuyên qua cái vùng đất này là con sông nối liền hai kẻi yêu nhau, hằng ngàn cây số hướng về cuối nguồn. Tôi có thể nhớ cái cảm giác mà thân hình bé bỏng của tôi đã cảm thấy: như thể chú ý đến những chuyện hạ cấp là một điều cấm kỵ. Thế giới này rộng lớn và phức tạp vô cùng. Người ta cần phải sáng chế ra một chữ để miêu tả nó – bởi vì tôi ứng phó với chuyện ấy bằng cách giả vờ như không hiểu là cái cách được dùng để hiểu. Tôi không thể nói điều ấy với ai, kể cả mẹ tôi – Tôi biết mẹ tôi đã nói dối với chúng tôi về những việc như thế. Tôi phải giữ kín chuyện tôi biết cho riêng tôi. Và từ lúc ấy Anne-Marie Stretter là điều bí mật của tôi.

*Note: Anne-Marie Stretter là tên của một nhân vật nữ trong phim India Song do Marguerite Duras làm đạo diễn. Nhân vật này là vợ của Đại sư Pháp ở Ấn Độ. Vợ của ông chán cuộc sống ở đây nên đã tự giải trí bằng cách quan hệ với nhiều tình nhân. Ông Đại sứ biết vợ mình lăng loàn như giả vờ không biết.

Hà Nội

Và còn có Hà Nội nữa, một nơi mà tôi chưa bao giờ nhắc đến, tôi không hiểu tại sao. Trước Vĩnh Long, sáu năm trước đó, là Hà Nội. Trong căn nhà mẹ tôi đã mua ở Hồ Nhỏ. Lúc đó mẹ tôi nhận cho người ở nhà thuê. Đám con trai Việt và Lào tuổi chừng mười hai hay mười ba. Một buổi chiều, một đứa trong đám rủ tôi đi với nó đến một chỗ “trốn.” Tôi không sợ nên đi theo. Chỗ ấy ở cạnh bờ hồ, giữa những căn chòi gỗ có lẽ thuộc về căn nhà mẹ tôi mua. Tôi nhớ có một lối đi hẹp giữa những vách nhà làm bằng gỗ khúc. Đây là nơi cưỡng dâm đã xảy ra trong quyển sách[1]: giữa những căn chòi tắm. Cái hồ biến thành biển, nhưng sự khoái lạc có ở nơi đó ngay cả thời ấy, bản chất của nó là một điều thiết yếu đã được tiên đoán. Và không thể lãng quên được ngay cả lúc ấy, trong thân xác của đứa bé còn phải cần rất nhiều tuổi nữa mới có thể hiểu được chuyện ấy, nhưng đã nhận được những dấu hiệu, từ thuở ấy. Ngày hôm sau, mẹ tôi đuổi cậu bé Việt Nam đi – Tôi nghĩ bổn phận của tôi là phải kể cho mẹ tôi nghe tất cả mọi chuyện, thú thật mọi tội lỗi. Tôi còn nhớ tất cả mọi chuyện một cách rất giản dị. Như thể là tôi bị mất danh dự chỉ bởi vì bị sờ mó. Tôi bốn tuổi. Hắn mười một tuổi rưỡi – chưa đến tuổi dậy thì. [Bỏ vài câu không dịch].

Tôi không bao giờ nhắc lại chuyện ấy với mẹ tôi lần nữa. Và suốt cuộc đời mẹ tôi cũng nghĩ là tôi đã quên. Mẹ tôi đã nói, ‘Con phải quên nó đi, tuyệt đối không bao giờ nghĩ đến nó nữa.’ Tuy nhiên, rất nhiều năm, tôi vẫn nghĩ về chuyện ấy, như một chuyện khủng khiếp. Tôi chỉ nhắc lại chuyện ấy, rất nhiều năm sau, và chỉ với đàn ông ở Pháp. Nhưng tôi biết mẹ tôi không bao giờ quên những trò nghịch ngợm trẻ con ấy.

Cái cảnh tượng ấy thay đổi sự hòa hợp của chính nó. Nó lớn lên với tôi, nói đúng ra, nó không bao giờ rời bỏ tôi.


[1] Bà viết nhiều sách nên tôi không biết bà muốn nói đến quyển sách nào. Rất có thể đó là quyển Người Tình.

Tôi đính kèm những trang sách tôi scan để các bạn có thể so sánh với bản dịch và nếu thích cứ việc trau chuốt theo ý muốn. Có một đoạn tôi cố tình không dịch, bạn nào muốn biết đoạn nào bị bỏ thì mời so sánh với bản chính.

3 thoughts on “Vĩnh Long và Hà Nội trong hồi tưởng của Marguerite Duras”

  1. Ở blog có lẽ ít ai đối chứng lắm chị Tám ui, dù chị có post nguyên tác. Thường họ ko muốn đọc bài viết dài hoặc truyện hơi dài quá khuôn khổ một trang blog. Bởi vậy giáo lựa chuyện để dịch hơi khó vì ít có truyện nào vừa ngắn vừa hay. Đôi khi giáo phải lược bỏ bớt một vài đoạn của tác giả, rồi thầm xin lỗi người ta vậy!
    Giáo thấy mình dở vì cứ chạy theo ý thích của bạn đọc. Phải tỉnh bơ như… Bà Tám mới được, hehe…
    Lần này giáo làm gan dịch 1 truyện ngắn nhất (6 trang) của Alice Munro theo đường dẫn chị Tám cho. Nhưng giáo biết trước độc giả sẽ chán vì ko có tình tiết cao trào hoặc diễn biến bất ngờ nào. Chuyện của bà cứ chậm rãi, đều đều mà thấm dần, thấm dần vào tận tâm can người đọc. Dĩ nhiên phải là người đọc biết… sống chậm cơ.
    Mà sao giáo lại tám tào lao với chị thế này…
    Giáo chào chị và giáo dzìa đây. Cho giáo gởi lời thăm bác Túy. Mạch truyện của bác Túy cũng đều đều chậm rãi và cũng… thấm từ từ như bà Alice vậy! hehe… giáo lại nhìu chiện rùi!

    Like

    1. Người ta thường bảo thiếu độc giả lớn sẽ không có nhà văn lớn là như thế. Thật ra bao giờ cũng có những độc giả thầm lặng, họ không bình không có nghĩa là họ không đọc. Những người đọc giàu kinh nghiệm họ nhận ra cái đáng bỏ thì giờ ra để đọc ngay tức khắc. Nếu họ đang bận họ sẽ quay lại. Người viết chỉ có thể chìu lòng một số độc giả nhất định, không thể nào chìu lòng tất cả mọi người.

      Like

    2. Sáu trang của The New Yorker tương đương với 12 trang Word. Gravel là truyện rất hay, độc giả mà không thích thì chắc là không phải người thích đọc. Truyện là một bi kịch kể bằng giọng một cô bé, chắc chừng 5 hay 6 tuổi. “Thần sầu!”

      Like

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s