Giàu bao nhiêu thì đủ?

Tuần trước đọc báo The New York Times thấy một phụ nữ rất trẻ, mới hai mươi lăm tuổi có đứa con trai hai tuổi rơi vào cảnh bần cùng. Ở bên Anh mùa này mà nhà không có sưởi, không có nước nóng, không có thức ăn, nhiều hôm cô nàng và đứa con phải nhịn đói. Cô viết blog và cuộc đời đưa đẩy bây giờ đời sống của cô đã khá hơn nhiều. Cô có được hợp đồng viết văn, xuất bản sách chừng bốn mươi ngàn đồng, mỗi tuần cô lãnh được hơn ba trăm đồng đủ để nuôi con. Cô chỉ lớn hơn con tôi hai tuổi, và cô có con khi cô bằng tuổi con tôi. Đọc về cô tôi thấy lo ngại cho con tôi. Một chuỗi quyết định sai lầm có thể đưa người ta đến chỗ tận cùng trong đáy giếng của xã hội.

Hôm qua cũng cùng tờ báo nói về cô gái nghèo ở Anh, tôi đọc thấy một người trẻ tuổi rất giàu ở Mỹ. Trong khi cô gái Anh, Melissa lấy bút hiệu tên đàn ông Jack Monroe, cố gắng thoát khỏi cảnh nghèo, thì Sam Polk cố gắng rời bỏ cái giàu có của Sam. Sam cho rằng anh ta bị bệnh nghiện, nghiện tiền như đã từng nghiện những thứ kích thích thần kinh như rượu, ecstasy, cocain, Ritalin, và pot.

Sam Polk sinh ra trong một gia đình trung lưu. Bố là người bán những cái tủ đóng sẵn được dùng trong nhà bếp (kitchen cabinet), mẹ làm y tá. Họ không giàu nhưng đủ sức cho anh đi học ở Đại học Columbia. Sam bị đuổi học vì ăn trộm ở trường (có lẽ vì nghiện nên cần tiền), đi làm cho một công ty internet thì bị đuổi vì đánh nhau với đồng nghiệp. Sam cai nghiện sau đó đi làm cho Bank of America. Năm đầu tiên anh được món tiền thưởng cuối năm là bốn chục ngàn. Bốn năm sau, Sam đi làm cho Citibank, ký hợp đồng một triệu bảy trăm năm chục ngàn trong hai năm. Mặc dù nhìn thấy sự tiến bộ của mình, Sam không vui vì nghĩ rằng người ta trả lương ít quá khi anh so sánh với những người đồng nghiệp chung quanh. Năm anh ba mươi tuổi, cuối năm anh được món tiền thưởng chỉ có ba triệu sáu thôi. Anh nổi giận. Người ta nói sẽ thưởng anh tám triệu nếu anh ở làm thêm vài năm nữa. Nhưng anh bỏ việc dù biết là người ta nghĩ làm như thế là điên cuồng.

Sam Polk viết: “Nghiện sự giàu sang được nhà xã hội học kiêm kịch tác giả Philip Slater miêu tả trong quyển sách xuất bản năm 1980, nhưng các nhà khảo cứu không chú ý đến khái niệm này. Cũng giống như những người nghiện rượu lái xe trong cơn say, bệnh nghiện sự giàu sanh phá hoại cuộc đời của tất cả mọi người. Người nghiện sự giàu sang, hơn bất cứ người nào, chịu trách nhiệm cho khoảng cách ngày càng rộng ra gây chia rẽ tổ quốc vĩ đại của chúng ta. Người nghiện sự giàu sang chịu trách nhiệm cho sự bất cân xứng rộng lớn và độc hại giữa hai giai cấp giàu nghèo và hủy hoại giai cấp trung lưu. Chỉ có một kẻ nghiện sự giàu sang mới có thấy xứng đáng được lãnh mười bốn triệu tiền công (trong đó số tiền thưởng là tám triệu rưỡi – thí dụ như ông Tổng Giám Đốc của McDonald, Don Thompson, năm 2012 đã làm như thế, trong khi công ty của ông phát hành một quyển hướng dẫn công nhân viên cách sống với đồng lương nhỏ nhoi của họ. Chỉ có một kẻ nghiện sự giàu sang có thể hưởng hằng trăm triệu tiền công quản lý quỹ đầu tư, xong rồi vận động pháp luật để hắn ta được đóng thuế ít hơn thư ký của hắn ta.”

Nhận biết mình là kẻ nghiện sự giàu sang, Sam Polk tìm cách cai nghiện. Anh học cách nhận ra là mình đã đủ giàu dù bài học này rất khó thực hiện. Có cựu đồng nghiệp của anh bảo rằng dù ông ta có nhiều tiền nhưng thấy cuộc sống của ông ta trống rỗng và vô vị nhưng ông ta không đủ can đảm rời bỏ cuộc sống này. Ông đồng nghiệp cũng như người sếp cũ của Sam, càng giàu lại càng muốn giàu hơn, giàu hơn nữa. Sam thấy cái giàu của anh không xây dựng hay cống hiến cái gì tốt đẹp cho xã hội, trong khi nghề của mẹ của Sam, lương y tá chỉ bốn mươi ngàn một năm nhưng có lúc nuôi cả nhà, Sam thấy đây là cái nghề cống hiến rất nhiều cho xã hội.

Kurt Vonnegut, trong một bài tưởng niệm người bạn quá cố Joseph Heller đã kể rằng: “Tôi hỏi, ‘Joe, anh cảm thấy thế nào nếu biết rằng người chủ tiệc của chúng ta hôm qua làm ra nhiều tiền hơn anh đã thu vào từ quyển Catch-22 từ trước đến nay?’ Và Joe nói, ‘Tôi có một cái mà ông ta không bao giờ có thể có.’ Và tôi hỏi, ‘Cái đó là cái gì vậy Joe?’ Thì Joe nói là ‘Tôi biết là tôi đã có đủ.’”

Tôi có thể, như bà mẹ của Sam làm việc và dành dụm suốt cả đời cũng, chưa bao giờ đạt đến món tiền thưởng bạc triệu mà Sam vẫn còn chê ít. Tôi biết sức của mình chỉ có thể có ngần ấy và chấp nhận cái đủ, ít nhiều miễn cưỡng này. Còn bạn, đã bao giờ biết đủ? Định nghĩa đủ của bạn là như thế nào?

Nguồn: Cái đủ của Joseph Heller, For the Love of Money, From Hunger to Fame

14 thoughts on “Giàu bao nhiêu thì đủ?”

  1. Cháu nghĩ ai bị đụng tới đáy rồi khi trồi lên sẽ thấm thía bao nhiêu là đủ ạ. Chứ còn luôn ở trên cao thì chẳng thể nào cảm nhận được.

  2. Cụ Nguyễn Công Trứ bảo “Tri túc tiện túc đãi túc hà thời túc”. Cụ Henry Miller bảo: “The happiest man in the world is the man with fewest needs”. Nhưng biết thế nào là đủ? Trả lời câu hỏi này cho chính mình hình như còn phụ thuộc trước tiên vào cách nhìn nhận : “Ăn để mà sống hay sống để mà ăn”. HN nghĩ mẹ Sam thu nhập ít nhưng bình an hơn con mình.

  3. Bà Tám ơi,

    – Đủ, là nên…Thiếu một ít, đó!
    Hihi…

    (Falling Into You – Celine Dion)

    And in your eyes I see ribbons of color
    I see us inside of each other
    I feel my unconscious merge with yours
    And I hear a voice say, “What’s his is hers”

    I’m falling into you
    This dream could come true
    And it feels so good falling into you

    I was afraid to let you in here
    Now I have learned love can’t be made in fear
    The walls begin to tumble down
    And I can’t even see the ground

    I’m falling into you
    This dream could come true
    And it feels so good falling into you

    Falling like a leaf, falling like a star
    Finding a belief, falling where you are

    Catch me, don’t let me drop!
    Love me, don’t ever stop!

    So close your eyes and let me kiss you
    And while you sleep I will miss you

    I’m falling into you
    This dream could come true
    And it feels so good falling into you

    Falling like a leaf, falling like a star
    Finding a belief, falling where you are

    Falling into you
    Falling into you
    Falling into you

  4. Và…

    – Đủ, là phải có…BIA !
    hihi…

    “Vị giáo sư triết học nọ đứng trên giảng đường và bắt đầu bài giảng của mình bằng cách đổ đầy đá cuội to vào một chiếc bình. Ông hỏi sinh viên: “Theo các anh chị, chiếc bình này đã đầy chưa?”. Tất cả đều đồng ý rằng bình đã đầy.
    Tiếp đó, giáo sư lại đổ thêm sỏi vào bình và lắc nhẹ cho sỏi chèn vào các khoảng trống giữa những viên đá cuội rồi hỏi lặp lại câu hỏi. Các sinh viên một lần nữa lại khẳng định rằng bình đã đầy.
    Giáo sư lấy ra một bao cát nhỏ và tiếp tục cho thêm vào vào bình, lắc nhẹ cho cát chui vào các khe hở rồi lại hỏi bình đã đầy chưa. Như lần trước, cả lớp lại đồng thanh: “Đầy rồi!”.
    Vị giáo sư bắt đầu triết lý:
    – Bây giờ, tôi muốn các anh chị dùng chiếc bình chứa đầy các loại vật chất khác nhau này như một cách nhìn nhận cuộc đời mình. Những hòn đá cuội tượng trưng cho những thứ quan trọng nhất trong đời như gia đình, người yêu và sức khỏe… Những viên sỏi tượng trưng cho những thứ như tiền tài, công việc hoặc chỗ ở – những thứ cũng quan trọng nhưng có thể thay thế được. Những hạt cát tượng trưng cho những thứ lặt vặt trong cuộc sống như trang phục, chỗ để vui chơi, ăn uống…
    Giáo sư đi vào phần chính:
    – Các anh chị sẽ thấy, nếu đổ cát vào đầy bình trước thì ta sẽ không có chỗ để chứa sỏi và đá nữa. Điều tương tự cũng xảy ra trong đời. Nếu ta dùng quá nhiều thời gian và năng lượng vào những chuyện nhỏ nhoi, ta sẽ thiếu tập trung vào những thứ thực sự quan trọng. Vì thế, hãy lưu tâm tới hạnh phúc của mình, hãy hò hẹn với người yêu, chơi với con cái và dành thời gian đi khám bệnh khi cần. Hãy lập thứ tự ưu tiên! Cần quan tâm tới những hòn đá trước, sau đó mới để cho sỏi và cát tràn đầy chiếc bình của mình…
    Cả giảng đường rộ lên tiếng vỗ tay khi vị giáo sư kết thúc bài giảng. Đột nhiên, tiếng vỗ tay ngừng bặt khi một sinh viên đeo balô tiến lên bục giảng. Anh ta lấy ra một lon bia, bật nắp và rót vào chiếc bình của giáo sư rồi hỏi:
    – Thưa giáo sư, như thế này có thể nói rằng chiếc bình đã đầy rồi chứ?
    Bị bất ngờ, giáo sư không thốt lên được câu nào. Anh chàng sinh viên quay xuống phía lớp học và tự trả lời câu hỏi của mình:
    – Như vậy, chúng ta có thể đi đến kết luận, rằng dù cuộc sống của các bạn có đầy đủ đến đâu đi nữa, bạn vẫn luôn có chỗ cho…BIA !”
    (Ngôi sao)

  5. Bận tối tăm mặt mũi, cháu ghé vào thăm nhà trình diện một chút thôi, đó nghen!

  6. Mấy hôm nay ở Việt Nam đứt cáp quang, cháu chẳng vào được wp. Đến hôm nay cháu mới đọc được. Bài viết này có ý nghĩa quá cô Tám ơi.

  7. Cám ơn Hà Linh. Biết đủ là một nghệ thuật sống, nó khác nhau ở mỗi người. Riêng chị, lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo túng, bây giờ thì đủ sống nhưng nhiều khi tận trong đáy lòng vẫn lo nghĩ nhỡ có gì đó thật to lớn xảy ra mà mình không thể duy trì nếp sống của mình, không thể bảo bọc người thân của mình, đó là những lúc mình sợ thiếu trong tương lai. Ở Mỹ này người ta đã từng chê cười những người giàu có nhưng keo kiệt bủn xỉn với người chung quanh như bà Leona Hemsley, gọi bà là mean queen, khi bà chết để tài sản lại cho con mèo.

    1. Đồng ý với Hà Linh. Ở Mỹ chị thấy những người làm mười đồng xài mười lăm hai mươi rất nhiều. Make some, spend some, save some là câu nói chung của mỗi người. Cái khác biệt là ở trong chữ some. 🙂

Leave a comment