Không biết nói gì

Bồ câu trên mái nhà

Tôi im hơi lặng tiếng mấy tuần nay, chỉ đăng ảnh hay chép thơ người khác vì, bận thì bao giờ cũng bận, nhưng thật sự là không biết nói gì. Cuộc sống bình thường với những chuyện bình thường xảy ra hằng ngày, chẳng có gì hay ho thú vị để kể, để viết. Tôi đọc vài cuốn sách, xem vài cuốn phim, nhưng không thấy hứng thú để điểm phim hay điểm sách.

Hôm nay là ngày 1 tháng Năm. Ngày hôm qua tôi không biết gọi là ngày gì, riêng với tôi nó là một ngày nức nở, ngày nghẹn ngào. Tôi đọc được nhiều bản văn hay, cảm động, và làm tôi đau đớn, xao xuyến. Tôi chảy nước mắt. SUV viết, làm tôi nghĩ, cô có khả năng làm nhà văn. Cô thả những câu độc đáo nhất lên trang giấy, khuấy động nỗi đau của con người, một cách tỉnh táo. Dường như đó là nỗi đau cô ôm ấp hằng ngày hơn ba mươi năm, giờ mới kể.

Trong cuộc đời làm việc của tôi, thỉnh thoảng tôi gặp người cấp trên tàn bạo, tôi ghét ghê gớm. Cứ cầu mong hắn biến đi đâu cho khuất mắt. Thế rồi kẻ mới về, cái tàn bạo của kẻ mới như tinh vi hơn, đáng ghét hơn. Lịch sử của nhiều quốc gia trong sách vở thường cho thấy như thế. Chế độ mới hà khắc hơn chế độ cũ. Những lúc tán gẫu với những người đồng bệnh tương lân, tôi thường được người khác nhắn nhủ khuyên bảo. Đừng có mơ mộng. Xui xẻo xếp mới còn tệ hơn xếp cũ nữa.

Ảnh mấy con chim bồ câu ngồi trên nóc nhà, chắc là sưởi ấm trong nắng. Tuần trước, cô út bảo mẹ đi dự hội chợ của trường con đi. Con nghĩ là mẹ sẽ thích lắm. Đó là một buổi hội chợ rất lớn. Trường có năm campuses ở hai bên con sông Raritan River. Tôi đi bộ vài ba giờ đồng hồ. Hai mẹ con mỗi người ăn một cái xâu thịt bò nướng, rất ngon!

Mưa liên tiếp, xối xả mấy ngày nay.

 

28 thoughts on “Không biết nói gì”

  1. Không biết nói gì, chỉ ít câu, dăm hàng mà nói rất nhiều Tám ơi! Vừa rồi, TNTD gửi qua FB của HN một bài của một tác giả trên tuongtri, không biết BT đã đọc chưa? Cũng đầy tâm trạng, cũng ăm ắp nổi niềm.HN chuyển qua BT nhé: http://tuongtri.com/2014/04/25/tran-tro-nhung-ngay-thang-tu/. BT có tin là HN sẽ “bắt chước” cách viết này không? Hồi xưa, Tử Đinh Hương mê lắm!

    Like

  2. Bà Tám mến, Blog là ảo nhưng chủ blog là thật. Mỗi ngày, Stef đều dò xem có bài mới trên các blog quen thuộc không, không chỉ để đọc và chia sẻ mà để biết “bạn mình” có bình an không. Riết rồi nó như thói quen ăn sáng vậy. Có những ngày vui, ngày buồn, tuy bà Tám viết vài dòng nhưng vậy là đủ làm buổi sáng của Stef bớt lạnh lẽo. (Toronto vẫn còn lạnh và thêm mưa!)

    Liked by 1 person

  3. Chạy qua ôm Bà Tám để mong chia bớt chút chút nức nở, chút nghẹn ngào của ngày hôm qua, và cùng tin tưởng vào một ngày mai ấm áp hơn nha Bà Tám ơi!

    hugs nà!

    Like

      1. Dạ ôm chặt chút cho ….ấm mà Bà Tám ơi.

        Bà Ngoại tụi nhỏ mới ghé đây mấy hôm rày, DQ có nhắc Bà Tám với Ngoại tụi nhỏ, Ngoại vui lắm (khi nghe Bà Tám khen Ngoại trẻ đó). 🙂 🙂

        Like

  4. Đúng thật là có những ngày cháu chẳng biết viết gì cả khi mà cuộc sống đi vào quỹ đạo của những điều bình thường. Tám chụp hình ngày càng đẹp. Cháu có cảm giác như Tám đang rất tự nhiên với chiếc máy ảnh của mình vậy.

    Like

  5. Em qua thăm Chị Tám và đọc bài viết của Chị.
    Đọc xong bài, em nghĩ cảm xúc của Chị thật xác thực.

    Cảm ơn bài viết của Chị.
    Chúc Chị cuối tuần an vui và hạnh phúc bên mái ấm gia đình nha.

    LB@

    Like

    1. Chị toàn nghĩ chuyện lớn không em ơi. Nghĩ không biết nấu món gì chiều nay cho vừa miệng bố và vừa miệng con. Nấu cái gì ít cực để có thì giờ đọc sách xem phim và blog nữa.

      Like

  6. Thấy chị nhắc đến “ngày nức nở, ngày nghẹn ngào” của chị, em tặng chị bài này nhé:

    Thức Giấc

    Thức giấc, nghe mơ… rất thật!
    chiêm bao ngần ấy năm rồi
    người ơi đừng lay tôi vội
    tim gan chừ vẫn bồi hồi
    dai dẵng theo từng giấc ngủ
    hằng đêm tiếng súng kinh hoàng
    ba chín năm rồi chưa đủ
    đời người bao nỗi lo toan
    nợ nước chừng nao mới trả
    tình nhà còn mãi vấn vương
    thân này mong thành cát bụi
    còn hơn sống kiếp tha hương!

    HTNBB
    04014

    Liked by 1 person

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s