Mấy hôm trước trời đẹp, buổi trưa tôi đi bộ từ chỗ làm ra đến công viên trước mặt thư viện lớn nhất thành phố. Công viên nhỏ thôi, nhưng nó là một ốc đảo, cung cấp cây xanh, bóng mát, bồ câu, robin, và sóc cho người qua lại hưởng thụ chút thiên nhiên. Thiếu người chăm sóc nên dandelions mọc đầy.
Với người Mỹ, dandelions là cỏ dại. Họ thù ghét tìm cách tận diệt chúng. Những nhà có sân cỏ xanh đẹp, nếu lấm tấm vài cây hoa dandelions là họ dùng chĩa sắt đào xới nhổ sạch gốc rễ. Ngay từ khi mới qua Mỹ tôi đã yêu mến loại cỏ dại này, lòng cứ mong người ta để loại cỏ này mọc tràn lan trong công viên biến thảm cỏ thành thảm hoa vàng như thế này. Tôi nghĩ câu hát trong bài Thương Quá Việt Nam, “hoa cúc vàng trên sân anh, xinh như áo mới em ngày nào” là nói đến loài hoa cúc mọc hoang này đây.
Không hiểu sao người Việt mình gọi nó là Bồ Công Anh. Wikipedia cho biết người Trung quốc gọi hoa này là pú gōng yīng (蒲公英) có nghĩa là loại hoa thường mọc ở chỗ công cộng gần bờ sông. Dandelions là biến thể của tiếng Pháp dent de lion nghĩa là răng của sư tử. Tôi thấy tên hoa có chữ dandy và lion. Dandy thường dùng để ám chỉ một người đàn ông đẹp, hào nhoáng, kiểu cách hơi yểu điệu. Dandy như kiểu của Oscar Wilde trích từ một vở kịch.
Oscar nói: “There is only one thing in the world worse than being talked about, and that is not being talked about.” Mary Jane: “Oh, Oscar, you’re such a dandy!” (Chỉ có một điều tồi tệ hơn bị người ta nói lén về mình là không ai nhắc nhở đến mình. Úi giời, Oscar, anh thật là một người điệu quá.)
Cúc hoang dandelions có mặt trên đời từ ba mươi triệu năm trước. Huyền thoại Hy lạp lưu truyền Theseus đã ăn loại cỏ này 30 ngày để có sức giết Taurus, một nhân mã đã giết hại thanh niên thời ấy. Ngày nay, một số nhà phân tích thực phẩm đã bảo rằng dandelions còn bổ hơn broccoli. Người ta thường dùng bồ công anh làm rau trộn. Chọn những lá tươi, non, cho vài lát cà chua, vài khoanh củ hành tím, và một số lá sà lách đỏ, rau diếp xanh, rưới chút dầu ô liu, dấm đường, gia vị là có được một món ăn thú vị. Thú vị nhưng chưa chắc đã ngon. Tôi thấy lá bồ công anh có vị hơi đắng.
Chẳng những ăn như rau, người ta còn dùng hoa bồ công anh để làm rượu. Có lẽ chỉ lấy hoa bồ công anh để cho có vị lạ thật ra dandelion wine chủ yếu là từ men và thêm các loại trái cây. Bồ công anh vo nhuyễn với nước có thể đông lại như nước xương sâm hay vỏ bưởi vậy. Rượu bồ công anh chẳng biết có ngon không nhưng nó đi vào cả văn thơ và âm nhạc. Nhà văn Ray Bradburry có viết một quyển truyện tựa đề là Dandelion Wine trong đó có một câu được trích như sau: “Dandelion wine. The words were summer on the tongue. The wine was summer caught and stoppered.” (Rượu bồ công anh. Những chữ này là mùa hè trên đầu lưỡi. Rượu này là mùa hè bị nhốt vào trong chai và đóng nút lại).
Nhạc sĩ Gregory Alan Isakov viết thành những câu hát mang âm hưởng lười lĩnh của mùa hè ” Fall swooned. Left me drunk in a field. Dandelion wine for a year.” Mùa thu ngất ngây. Bỏ tôi say trên cánh đồng. Rượu bồ công anh suốt năm.
Nhà thơ Walt Whitman, trong tập thơ “Leaves of Grass,” đã viết bài thơ:
The First Dandelion
Simple and fresh and fair from winter’s close emerging,
As if no artifice of fashion, business, politics, had ever been,
Forth from its sunny nook of shelter’d grass–innocent, golden, calm as the dawn,
The spring’s first dandelion shows its trustful face.
Bồ công anh không cần người ta săn sóc, chỉ cần được bỏ quên. Thấy bồ công anh là thấy mùa xuân, mùa hè, và mùa thu nữa. Nó chỉ im ngủ lấy sức lúc mùa đông. Trời ấm một chút là xuất hiện tươi tắn vẫy chào loài người. Ở góc hàng rào, ở giữa kẹt hai miếng bê tông, chỉ cần có khe hở là chúng có thể mọc. Vậy mà người ta tàn sát chúng chỉ để cho cỏ mọc. Cũng là phận cỏ vậy mà có cỏ thì được bón phân tưới nước. Còn có cỏ chỉ cần được yên thân để sống mà chẳng được yên thân. Trời sao mà cay nghiệt.
Bạn cỏ này sức sống mãnh liệt. Cháu nhổ tận gốc mà trong vườn vẫn lấm tấm vàng 🙂
LikeLike
Loại cỏ này tự sinh, không cần phải có sự kết hợp của nam nữ gì cả.
LikeLike
Em cũng ăn salad trộn với lá Bồ Công Anh đó chị. Ăn từ hồi ở Đà Lạt, chứ không phải qua đến Huê Kỳ này đâu. Vì hồi ở ĐL, trong vườn nhà em nhiều hoa Bồ Công Anh lắm.
Em nghĩ tên Bồ Công Anh là do từ cách phát âm của chữ Hán mà ra đó chị.
Bây giờ, trong vườn nhà em cũng có 1 khoảng (khoanh riêng lại) cho Bồ Công Anh mọc thả giàn, nhưng khi ra bông thì phải cắt ngay, để khỏi thổi bay qua chỗ khác, mai mốt mọc lên là giết không nổi. Vui là không cần trồng trot hay chăm bón mà vẫn có hoa ngắm và ngắt lá vào trộn salad ăn tỉnh bơ hà. hì hì hì …
LikeLike
Chị thấy lá nó hơi đắng quá. Có một lần chị thử luộc chấm nước mắm nhưng thấy dai và đắng, có lẽ chỉ nên ăn vài lá trộn với xà lách thì sẽ thấy dễ ăn hơn.
LikeLike
nếu chị ăn trúng lá quá già thì hơi đắng chút. Nhưng theo em thì vị đắng cũng như kiểu ăn khổ qua thôi hà.
LikeLike
Ở quê tôi, cây Bồ công anh dùng nấu nước tắm cho trẻ, trị rôm sảy ngứa. Lá đắp trị nhọt. Không như ở Mỹ, quê mình, cây Bồ công anh được yêu mến, là vị thuốc quý ở miền nhiệt đới.
LikeLike
Em còn nghe nói Bồ công anh có thể dùng làm thuốc chữa bệnh ung thư. 🙂
Mà Bà Tám ui, cái loại cúc hoang vàng trên sân kia cũng chính là cái đóa Bồ công anh trắng khô có cánh li ti bay theo gió bên dưới đấy sao ạ?
LikeLike
Hoa khi tàn biến thành màu trắng khô như vậy đó em. Người ta hay thổi vào cái hoa khô đó, cầu ước một điều gì đó. Chị nghĩ nếu nhìn thấy một cô nữ sinh ngắt từng cánh bồ công anh và thầm nói, yêu, không yêu, yêu, không yêu sẽ đáng yêu hơn là hình ảnh của các cô cứ áp tai vào cái điện thoại nói ra rả 🙂
LikeLiked by 1 person
tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh.. ^_^
LikeLiked by 1 person
Cám ơn Người Chăn Gió.
LikeLike
Chị ơi, chỗ em làm việc nhiều lắm, nhưng người ta trồng chứ hông hủy diệt! Vậy là đâu đó nó vẫn còn niềm vui chị nhỉ! 🙂
LikeLiked by 1 person
Người Mỹ không biết vị thuốc của Bồ Công Anh nên không quí như người mình. Vâng, chị đồng ý với em, còn nó là còn niềm vui.
LikeLike
Ở gần nhà Thụy, mấy quán cafe rộng rộng người ta để mặc nó bò tràn lan … Trông thích lắm !
LikeLiked by 1 person
Thế là người mình biết yêu hoa dại, thích nhỉ?
LikeLike
Theo Đông y: Bồ công anh vị đắng, ngọt, tính lạnh vào 2 kinh Tỳ, Vị. Có tác dụng trừ nóng sốt, giải độc, làm tan chất kết tụ, giúp tiêu hóa, nhuận tràng, thông sữa, lợi tiểu. Dùng chữa các chứng bệnh nóng trong, sưng vú, mụn nhọt tràng nhạc, nhiệt lâm (đái rắt, nước đái đỏ),
ít sữa…Như vậy Bồ công anh rất quý chị Tám ạ!
LikeLiked by 1 person
Cám ơn ông đã comment. Không dè Bồ công anh lại được quí như thế ở VN.
LikeLiked by 1 person
Sao cái còm của Giáo biến mất tiu rùi ta! hic…
LikeLiked by 1 person
Không biết, Tám không thấy còm của cô Giáo, cũng chẳng làm gì cả. Thôi còm lại đi cưng.
LikeLike
kt thấy khi muốn vào trang nhà của Bà Tám và chú sydaounesco , nếu bấm vào hình gravatar thì không vào được chỉ vào được khi bấm vào tên trong comment .
LikeLiked by 1 person
Mình cũng gặp nhiều trường hợp như thế. Không hiểu tại sao.
LikeLike
Bai nay hay qua! Nen gui den mot toa soan nao do de dang len cho moi nguoi xem.
LikeLiked by 1 person
Dạ, xin cám ơn lời khen. Đăng blog đọc chơi là đủ vui rồi ạ.
LikeLike
Cho minh share bai nay len trang Banmaihong nhe? Cam on tac gia
LikeLiked by 1 person
Rất hân hạnh. Xin Banmaihong cứ dùng.
LikeLike
Cho mình chia sẻ với bạn đọc BMH nhé. Mình thích hoa Bồ Công Anh và bài viết này. Cảm ơn Tác giả 🙂
LikeLike
Vâng, rất hân hạnh. Xin BMH cứ dùng.
LikeLike
Mình khuyến khích mọi người ăn rau bồ công anh vì rau đó là thuốc trị được nhiều bịnh. Ăn hơi đắng nhưng mình thấy ngon.
LikeLiked by 1 person