Chim vàng anh

The goldfinch

Quyển này hay. Đã mấy năm nay tôi chẳng thích những quyển được trao giải Putlizer.  Liên tiếp mấy năm trước mượn sách về đọc dang dở thấy chán tôi đem trả. Năm nay, tôi mượn quyển The Goldfinch loại sách audio về nghe, càng nghe càng thấy thích. Buổi sáng và buổi chiều ngồi xe lửa đi làm và đi về, buổi trưa đi bộ, tôi vừa đi vừa nghe, và vừa nghe xong ngày hôm qua.

Phần đầu, truyện có phần giống Harry Potter, phần sau, bạn cứ tưởng tượng Harry Potter làm đủ thứ tật xấu kể cả nghiện thuốc giảm đau và bán đồ cổ giả. Theodore “Theo” Dekker, không cố tình, nhưng định mệnh đưa đẩy khiến cậu bé mang bức tranh The Goldfinch của Carel Fabritius, một họa sĩ danh tiếng người Dutch, ra khỏi viện bảo tàng. Đó là một hành động ăn cắp, nhưng không hẳn thế, tác giả đã mất rất nhiều thì giờ để đưa đại họa phẩm này ra khỏi viện bảo tàng một cách hợp lý và về nhà của cậu bé Theo, một cậu bé xui xẻo, đại họa giáng xuống làm mẹ của cậu qua đời. Vài phút trước khi mẹ qua đời, cậu rơi vào vực thẳm tình yêu với một cô bé tóc đỏ cũng mười ba tuổi.

Truyện lắt léo tình tiết gay cấn lắm, tôi nghe truyện không muốn ngừng, nhưng nếu hỏi có đủ can đảm để dịch quyển sách mấy trăm trang này hay không thì thú thật là không. Để dịch một quyển sách dài người ta cần một đam mê hăm hở cũng lâu dài. Phải nói, nghe xong quyển sách, tôi thèm được viết một quyển sách như thế. Tác giả, cứ mười năm mới ra một quyển sách, quyển nào cũng viết rất dày công, nhiều hiểu biết về những lãnh vực chuyên nghiệp. Trong tác phẩm này, người đọc nhận ra là tác giả đã nghiên cứu rất nhiều về tranh và đồ cổ.

Tác giả cũng có những câu văn biểu lộ sự suy nghĩ tinh tế về tình yêu, tình bạn, nghệ thuật, cái đẹp, sự sống và cái chết. Nhân vật được xây dựng rất thật, nhân vật tốt với nhiều thói hư tật xấu, và nhân vật xấu có một vài nét rất nhân đạo, nhân từ. Tác giả thành công ngay từ đầu trong cách bắt người đọc phải quan tâm đau xót thương hại cho nhân vật và tôi người đọc đã nghe trọn quyển sách không rứt ra được.

Định mượn quyển sách về đọc lại và trích dẫn vài đoạn hay, nhất là mấy chương cuối là những đoạn văn đầy suy nghĩ. Tuy nhiên thử gõ trên mạng thấy có vài đoạn văn hay tuy hơi dài. Đây là một đoạn tôi rất thích ở gần cuối quyển sách.

“I look at the blanked-out faces of the other passengers–hoisting their briefcases, their backpacks, shuffling to disembark–and I think of what Hobie said: beauty alters the grain of reality. And I keep thinking too of the more conventional wisdom: namely, that the pursuit of pure beauty is a trap, a fast track to bitterness and sorrow, that beauty has to be wedded to something more meaningful.

Only what is that thing? Why am I made the way I am? Why do I care about all the wrong things, and nothing at all for the right ones? Or, to tip it another way: how can I see so clearly that everything I love or care about is illusion, and yet–for me, anyway–all that’s worth living for lies in that charm?

A great sorrow, and one that I am only beginning to understand: we don’t get to choose our own hearts. We can’t make ourselves want what’s good for us or what’s good for other people. We don’t get to choose the people we are. Because–isn’t it drilled into us constantly, from childhood on, an unquestioned platitude in the culture–? From William Blake to Lady Gaga, from Rousseau to Rumi to Tosca to Mister Rogers, it’s a curiously uniform message, accepted from high to low: when in doubt, what to do? How do we know what’s right for us? Every shrink, every career counselor, every Disney princess knows the answer: “Be yourself.” “Follow your heart.”

Only here’s what I really, really want someone to explain to me. What if one happens to be possessed of a heart that can’t be trusted–? What if the heart, for its own unfathomable reasons, leads one willfully and in a cloud of unspeakable radiance away from health, domesticity, civic responsibility and strong social connections and all the blandly-held common virtues and instead straight toward a beautiful flare of ruin, self-immolation, disaster?…If your deepest self is singing and coaxing you straight toward the bonfire, is it better to turn away? Stop your ears with wax? Ignore all the perverse glory your heart is screaming at you? Set yourself on the course that will lead you dutifully towards the norm, reasonable hours and regular medical check-ups, stable relationships and steady career advancement the New York Times and brunch on Sunday, all with the promise of being somehow a better person? Or…is it better to throw yourself head first and laughing into the holy rage calling your name?”

― Donna TarttThe Goldfinch

https://www.goodreads.com/work/quotes/24065147-the-goldfinch

24 thoughts on “Chim vàng anh”

  1. Mỗi lần nghe BT giới thiệu sách là mỗi lần nao nức, biết bao giờ mình mới có bản Việt dịch để đọc vì một tác phẩm được Tám khen không thể là tác phẩm làm mất thì giờ của mình. Sáng nay thấy có người giới thiệu “Đèn cù” của Trần Đĩnh xuất bản ở Mỹ, nghĩ nghĩ làm sao để có mà đọc?. Nhân cmt này, nhờ BT tìm xem giúp website nào đăng lại “Cũng một kiếp người” (hình như của Somerset Maugham) trước đây do tạp chí Văn xb. Cám ơn trước BT nhé!
    PS: Hy vọng BT tìm được và trả lời trên FB messenger.

    1. Cám ơn HN. Quyển sách của Maugham HN nhắc đến có tên là Of Human Bondage, Tám có nhưng chưa đọc. Quyển sách cũ Tám mua 25 xu ở dưới tầng hầm của thư viện địa phương. Tám đọc không ngừng, mãi nhưng chưa đọc hết những quyển mình muốn đọc. Thấy trên mạng có người đã dịch, xuất bản ở VN gần đây, tựa đề là Kiếp Người. Độc giả có thể đọc được ba mươi trang của quyển sách dịch này.

  2. Giáo đã từng xếp hàng từ 5g sáng để mua cho được bộ Harry Poter xuất bản đầu tiên, sau khi đã coi qua những tập sách mỏng trước đó. Trong khi cùng xếp hàng với bà già này toàn là mấy em tuổi teen ko hà! hehe… Nghe chị Tám giới thiệu quyển này lại háo hức. Nhưng mà dày vài trăm trang thì Giáo cũng ko dám nhào vô dịch đâu, dù là dịch chỉ để cho mình coi, hic… Cái link của chị cho nó chị nhem thèm có một đoạn thui. Nếu có đủ thì Giáo cũng mày mò mà đọc vì Giáo cũng rất ưa truyện thiếu nhi có nhiều tình tiết.
    Chúc chị Tám ngày mới tốt lành!

    1. Quyển này không dành cho trẻ em đâu cô Giáo, phần đầu nhân vật mười ba tuổi, mẹ bị chết (vì kẻ khủng bố đặt bom). Đó là những chi tiết (13 tuổi, mẹ chết) giống như trong truyện Harry Potter.

  3. Nghe chị tả, tôi háo hức chờ đợi thế nào chị lại không trích dẫn minh họa…và đây rồi, nhưng lai là ngôn ngữ mình không thạo, thành ra…

      1. “Đợi chờ là một nghệ thuật, nhưng đợi lâu thì nguồn vui sẽ biến thành nỗi buồn”.(Danh ngôn Nga). Nói vui thôi tôi chờ được mà…

  4. Maugham hình như có cuốn Vầng trăng và đồng sáu xu nữa thì phải, đọc entry của Bà Tám làm K. tò mò quá, đặc biệt thèm muốn nó nữa

    1. Maugham thì có nhiều truyện nổi tiếng và được chuyển thành phim lắm. Tôi muốn giới thiệu với Nuduthuy quyển Bel Ami, vì quyển sách gây ấn tượng sâu đậm trong tôi. Maugham chuyên viết truyện xã hội về cái ác tiềm ẩn trong con người. Bel Ami viết về cái ác của một chàng đẹp trai, dùng cái nhan sắc của mình mà tiến thân. Chi tiết ly kỳ và cách viết của Maugham càng làm cho quyển sách đặc biệt hơn. Tôi thích cách kết thúc truyện của Maugham, làm độc giả ngạc nhiên đến ngỡ ngàng. Toàn là những cú knock out.

  5. Bà Tám ơi! không biết phải xưng hô với bà 8 ra sao. Cám ơn rất nhiều về quyển sách trên entry, Kim hẹn sẽ cố tìm và đọc nhé. quyển Bel Ami, tựa tiếng Việt là? hả bà, nếu có ở VN mình sẽ dành thời gian này cho nó, bởi lời giới thiệu rất duyên của bà đó

    1. Gọi bằng chị xưng em được không? Cám ơn Nuduthuy. Gọi chị nghe trẻ, hay cứ gọi là bà Tám xưng tên cũng được. Các cháu trẻ trẻ thì gọi là Tám khơi khơi thôi, không bà không cô gì cả, chắc không muốn làm mình buồn vì già 🙂
      Không biết quyển Bel Ami có được dịch chưa, thấy người Anh có làm thành phim nhưng phim không hay, do cái anh tài tử trẻ trẻ đóng phim ma cà rồng tên gì, bất thình lình không nhớ.

  6. Cảm ơn Bà Tám giới thiệu. Tôi mới tìm được trên mạng bản ebook, thật may quá vì đang lo không kiếm được sách. Cũng có cả audiobook, nhưng tôi nghe không khá lắm nên sẽ cố gắng dành ít buổi (trong tháng tới) để đọc cho dễ. Đọc xong chắc cũng đến dịp trao giải Pulitzer 2015, năm nay tôi đặt cược cho “An Unnecessary Woman” của Rabih Alameddine (mọi năm đoán đều trật lất). 🙂

Leave a comment