Vào khoảng 1850, nước Pháp bị dịch sâu bọ phá nát mùa nho. Có một người chủ vườn nho, Louis Nicholas Renault, bỏ Pháp sang California với dự định gầy lại vườn nho để làm rượu. Ông thất vọng vì vườn nho ở California cũng sâu phá hoại. Renault nghe nói có một loại nho ở vùng biển phía Đông có sức kháng sâu tự nhiên nên vẫn được mùa. Ông sang New Jersey, thấy đất đai và khí hậu tương tự xứ ông, nên năm 1864 ông mở vườn nho ở Egg Harbor và năm 1870 ông cho ra mắt rượu sâm banh của New Jersey.
Renault Winery tổ chức mừng 150 năm làm rượu nho bằng cách mở lễ hội đạp nho. Ngày nay người ta dùng máy để nghiền nho lấy nước nho làm rượu nhưng ngày xưa người ta phải đạp nho. Người muốn tham dự lễ đạp nho phải đóng năm đồng. Đạp xong sẽ được mang về chai nước nho trong thùng nho mình mới đạp. Tôi nghe một ông cụ người Mỹ cố vấn một phụ nữ trẻ bảo rằng bịt lên cổ chai một cái bong bóng. Khi nước nho lên men biến thành rượu bốc hơi sẽ làm bong bóng phồng lên. Ban tổ chức lễ hội đạp nho rất khôn ngoan, họ mở nhạc xập xình và người đạp nho có cảm giác mình đang bước những bước khiêu vũ vui tươi, nên đạp không biết mỏi.
Bên cạnh lễ hội đạp nho còn có những gian hàng bán đồ thủ công mỹ thuật nhiều màu sắc rực rỡ.
Và chị có mang về chai nước nho nào ko?
Mà về nhà rồi thì bao lâu sau mới thành rượu, chị?
LikeLike
Chị chỉ xem người ta đạp nho và chụp ảnh nên không đóng tiền tham dự đạp nho, và vì thế không có chai nước nho. Chị đoán đa số người ta đem về xong đem đổ, chẳng ai dám uống cái nước nho chân mình vừa mới đạp. Mùi nho xanh, loại rẻ tiền, chua, nhưng rất thơm. Người đạp nho không cần rửa chân 🙂 nhưng đạp xong rồi thì rửa chân vì nước nho dính chân rất rít. Chẳng biết bao giờ nước nho mới lên men và bốc hơi đủ làm phồng bong bóng. 🙂
LikeLiked by 2 people
Chà, kỳ sau chị Bà Tám nhớ vô trong thùng đạp nho rồi chụp lại cho tụi em coi nghen. Cảm ơn chị về bài viết rất chi tiết, hình ảnh sinh động.
Còn cái chai nước nho đạp đó, uống không sao hết vì rượu lên men rồi. Nếu có bụi bặm từ chân thì cũng lắng xuống, uống không đụng được đâu mà sợ. 🙂
LikeLike
Haha. Lúc đứng ở ngoài xem người ta đạp và nghe tiếng nhạc xập xình chị muốn vào mấy cái thùng nho xàng xê đó chứ. Nhưng sợ tốn tiền và dơ hai cái bàn chân của mình. 🙂
LikeLike
lúc viết cái comment em cũng nghĩ đến vụ chân đạp lên rồi uống và ko rõ là chỉ có chân mình hay còn chân nhiều người khác 🙂
nếu là em, chắc em cũng ko dám uống :-)))
LikeLiked by 1 person
Chi oi, cam on bai viet hay chia se cua chi. Lan sau chi em minh di buon bao chan di chi, hi hi khoi phai rua chan ma nuoc nho cung co the dung duoc chi a.
LikeLike
Xin nghe theo lời Sesame.
LikeLike
Hihi vậy em phải thiết kế từ bấy giờ hihi
LikeLike
Bài viết và ảnh rất ấn tượng
LikeLike
Cám ơn Bác sang thăm nhà.
LikeLike
Chị ơi ..em chưa bao giờ được dự lễ hội đạp nho như vậy. Thấy lạ và thích. Cám ơn chị đã cho em xem hình và giới thiệu về lễ hội này. Nếu em được theo chị đi dự có lẽ em cũng muốn thử cảm giác đạp nho . Còn nước nho thì em hông dám thử vì em thuộc loại ” bụng xấu” hihihi
LikeLike
Ừa chị cũng chẳng dám thử.
LikeLike
Giáo có coi phim Ý thấy cái cảnh đạp nho tập thể vui lắm, cũng tương tự như chị chụp vậy!
Gặp Giáo là Giáo nhảy vô đạp liền, về nhà uống chai nước nho luôn, có gì tính sau, liều mạng mà! hehe…
LikeLike
Mời cô Giáo xem đoạn phim này, vui lắm.
Thật tình những thứ thức ăn mình nghĩ là sạch chưa chắc đã sạch. Chỉ vì không nhìn thấy nên không biết đó thôi.
LikeLike
Em cũng nghĩ ngay đến chuyện có rửa chân truwocs khi đạp hông! Hi hi. Ngày xưa chưa có máy, làm rượu cũng cực quá chị hen! 🙂
LikeLike
Đúng rồi em, hồi xưa dân mình xay lúa làm gạo xay bột để làm bún cũng cực lắm
LikeLike
Em tưởng Bà Tám mang về 2-3 chai rượu nho luôn chứ 😉 😉
LikeLike
Sợ mang về nhiều quá uống sẽ xỉn 🙂
LikeLike