Tôi có quan niệm chỉ nói đến những cái, những chuyện mình thương, mình thích, không phí thì giờ đi nói đến những thứ mình ghét. Trong những thứ tôi thương mến hằng ngày có nhân vật đang trốn nóng ở bụi trúc trước sân nhà. Có một buổi sáng tôi đi làm, con mèo chạy theo ra sân rồi ngồi dưới gốc cây chắc đang rình chim hay sóc. Ông Tám sợ tôi lùi xe ra khỏi nhà cất xe không thấy sẽ cán Nora nên ra sân canh. Sau đó ông chụp bức ảnh, tôi cẩn thận xén bức ảnh sao cho Nora nằm ở góc một phần ba kẻo các bạn giỏi chụp ảnh đẹp mất công nhắc nhở.
Bụi trúc được trồng sau khi ông Tám bứng một gốc tre ở rừng tre gần nhà về trồng. Cây tre già mọc thêm một gốc tre non bên cạnh. Cây tre non cao bằng bụi trúc còn cây tre già cao gấp ba lần cây tre non. Đứng giữa bụi trúc trông rất lẻ loi và kỳ cục. Rồi một hôm gió nhiều cây tre già bị gãy gục nên ông Tám bứng nó đi. Cây tre non đứng với hàng trúc bây giờ trông đều đặn không chướng mắt nữa. Cây tre là một trong những món quà hiếm hoi ông Tám tặng tôi. Tặng vật mất rồi nhưng may mà vẫn còn cây tre non và hàng trúc.
Mấy hôm nay trời lạnh se se, mùa Thu đang trở về, có nhiều cây đã trổ lá màu vàng đỏ, những sợi ivy vương trên hàng rào cũng thay màu, trời có những hôm xanh trong vắt không một chút mây, hạt dẻ đã rơi đầy sân lăn lốc cốc như tiếng trống Taiko, nai đã loáng thoáng ở rừng cây sau nhà, toàn là những dấu hiệu của mùa Thu.
Có hôm Nora đến gần, chui vào trong chăn nằm ngủ với tôi. Vẫn biết con mèo theo bản năng đi tìm hơi ấm, tôi vẫn thấy mềm lòng vì được Nora bày tỏ lòng thương mến, hay ít ra đó là sự tin cậy. Tin cậy tôi, là nguồn hơi ấm của nó. Tôi có khi đã nghĩ rằng, loài người nuôi thú vật, không hẳn là thương thú vật, mà nuôi để được thú vật thương. Chúng ta đói tình thương có bao nhiêu vẫn không đủ. Mỗi lần tôi thấy chó bày tỏ tình cảm với chủ tôi mềm lòng. Thỉnh thoảng vẫn hỏi thăm người bạn già sao lâu quá không nghe ông nói gì (có nghĩa là viết gì) về cô chó nhỏ của ông.
Bận mấy hôm nay, đang đọc quyển sách mới ra của Haruki Murakami The Colorless Tsukuru cùng lúc với mấy quyển của Nguyễn Minh Bích (vì con tôi giới thiệu). Tôi có sách của Nguyễn Minh Bích từ lâu nhưng bận mãi chưa đọc. Cô lớn quơ lấy quyển Stealing Budha’s Dinner đọc xong bảo với tôi mẹ nên đọc (có lẽ để hiểu tâm tình và tư tường của những cô gái gốc Việt lớn lên ở Mỹ). Lúc ấy cô đọc chưa xong nên tôi đọc sang quyển Short Girl và hôm qua mới mang ở thư viện về quyển Pioneer Girl. Tôi cũng mới mang ở thư viện về quyển sách của Lan Cao. Dày và bìa cứng.
Nhà văn lớn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời. Xin chia buồn với giới văn học (hải ngoại) và gia đình của ông. Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng rất ân cần tử tế với tôi khi tôi gửi bài đăng lên VOA. Ông có tặng tôi vài quyển sách trong đó có quyển Bất Cứ Lúc Nào, Bất Cứ Ở Đâu. Ông bảo rằng ông tái bản quyển ấy vì hiền nội của ông thích quyển ấy. Tôi chập chững đến với văn học hải ngoại, thì ông đã yếu đau đuối sức, cứ than là sắp chết, cũng như một nền văn học mà ông là một trong những người dẫn lối, đang bước vào hoàng hôn trong ánh sáng hắt hiu hấp hối. Buồn. Một nhà văn vừa qua đời. Một nền văn học hải ngoại cũng sắp nín thở. Các nhà văn lớn hải ngoại, làm cái gì đó để lại cho sấp nhỏ đi chứ.
Em thấy chị kết hợp mấy cái topic hoàn toàn chẳng ăn nhập chi với nhau mà đọc vẫn nhuần nhuyễn. Hà Linh nói đúng đó. Chị viết nhiều lên để thay thế những nhà văn đã qua đời. Thế hệ em thích văn ngắn gọn, súc tích hơn dù em vẫn ưu ái nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng.
Cầu cho ông yên nghĩ nơi miền cực lạc.
LikeLike
Cám ơn em.
LikeLike
Nghe tin chú Hoàng ra đi mà DQ cũng hụt hẫng luôn (mặc dù biết chú ấy bệnh lâu nay). Cứ ngỡ cô Vy sẽ là người đi trước chú (vì cô bệnh trước chú nhiều mà). hic …
LikeLike
DQ có quen cả hai ông bà à?
LikeLike
Cứ cho là quen đi há chị 😉
LikeLike
Cuốn của Lan Cao là cuốn The Lotus and the Storm hả chị. Chị đọc cuốn Monkey Bridge của cổ chưa? Cô ngày là alumna của cái trường ĐH nữ mà ngày xưa em làm nên mới biết tên và sách của cô.
LikeLike
Có nghe nói đến quyển Monkey Bridge nhưng chưa đọc em ạ.
LikeLike
Em cũng đọc quyển short girl rồi mà không thấy ấn tượng gì cho lắm.
LikeLike
Chị vừa đọc xong quyển Short Girls. Con gái của chị thích Stealing Budha’s Dinner nhưng chị thích Short Girls hơn. Chị muốn biết cái nhìn của những người trẻ thuộc thế hệ thứ hai về cultural identity và assimilation. Chị thấy cảm động khi nghĩ đến nhân vật Van, lấy chồng Á châu nhưng anh này chỉ có Á châu bề ngoài còn trong ruột thì trắng như twinkie, rồi bỗng dưng bị chồng bỏ, ngẩn ngơ và ngổn ngang. Mấy cô gái chân ngắn này vẫn còn cái gốc Việt với những mặc cảm của người di dân. Short Girls nói về kinh nghiệm người di dân, đồng thời cho chị nhìn thấy cái nhìn của thế hệ thứ hai đối với thế hệ thứ nhất. Cha mẹ trong mắt con cái kỳ cục như thế nào. Tác giả miêu tả ông bố của Van thật giống các ông bố Việt Nam.
LikeLike
Em cũng mới biết tin nhà vân Nguyễn Xuân Hoàngvừa mới qua đời.Mấy tuần nay em bận ít lên blog đọc bài viết của mọi người. Chiều nay ghé thăm trang blog của chị lại được đọc một bài viết ngắn hay. Nơi chị ở đã vào thu, thật thích quá .Nơi em ở thì phải tưởng tượng đã vào thu( bật máy lạnh lên và nầm chùm mền , nghe nhạc về mùa thu..để tìm cảm xúc ) xD. Chúc chị luôn vui khỏe chị nhé. Viết bài nhiều cho em đọc nữa. .
LikeLike
Cám ơn em.
LikeLike
Nói chuyện mình thương bao giờ cũng dễ thương hơn nói mấy cái chiện mình… thương hỏng nỗi! hehe…
LikeLiked by 1 person
Một lòng tin, mến yêu từ cảnh vật tới con người. Rraats thích đọc những viết như này của Hà. Mến thân.
LikeLike
Cám ơn bác Phạm.
LikeLike
Viết thì sẽ viết, nhưng thay chỗ của ông ấy thì không dám em ạ.
LikeLike
Cám ơn HL. Chị cũng hiểu lầm ý em. Em có ý tốt, nhưng chị ngại vì ông có tiếng tăm rất lớn, còn chị thì vô danh. Sợ người ta nói mình chảnh, nhưng biết chắc chắn là em chẳng bao giờ có ý so sánh.
LikeLike
Bài này Hà viết từ 2014, bây giờ DT mới đọc đó Hà
LikeLiked by 1 person
Cám ơn DT đọc bài cũ.
LikeLike