Sách chiến tranh

Như đã nói trong một blog trước, tôi đang tìm hiểu về chiến tranh qua sách vở và văn học. Vừa đọc vừa nghe, cuối cùng đã xong quyển All Quiet on the Western Front. Có nhiều đoạn đáng nhớ nhưng chỉ xin ghi lại một đoạn ngắn ở đây.

” I am young, I am twenty years old; yet I know nothing of life but despair, death, fear, and fabulous superficiality cast over an abyss of sorrow. I see how peoples are set against one another, and in silence, unknowingly, foolishly, obediently, innocently slay one another. I see that the keenest brains of the world invent weapons and words to make it yet more refined and enduring. And all men of my age, here and over there, throughout the whole world see these things; all my generation is experiencing these things with me.” 

Tôi trẻ lắm, chỉ mới hai mươi tuổi; thế mà tôi chẳng biết gì về cuộc đời ngoại trừ nỗi tuyệt vọng, cái chết, sự sợ hãi và cái bề ngoài đẹp đẽ bao trùm lên nỗi ngậm ngùi sâu thẳm. Tôi nhìn thấy loài người bị đưa đẩy đến chỗ hận thù nhau, và trong im lặng, thật vô tình, mù quáng, tuân lệnh, rất ngây thơ giết hại lẫn nhau. Tôi nhìn thấy những bộ óc thông thái nhất đã chế tạo vũ khí và dùng chữ nghĩa để làm cho nó (sự giết chóc) có vẻ tốt đẹp hơn và kéo dài hơn. Và tất cả đàn ông ở tuổi của tôi, bên này và bên kia, cùng với cả thế giới đều nhìn thấy điều này; cả thế hệ của tôi đều trải qua những kinh nghiệm này với tôi.”

war talk

Rồi tôi ngó lên một trong những kệ sách của tôi và tìm thấy quyển War Talk của Arundhati Roy. Bà này nổi tiếng với quyển The God of Small Things, tôi chưa đọc, nhưng phải nói quyển War Talk của bà gây ấn tượng mạnh trong tôi. Một giọng nói mạnh mẽ và can đảm vạch trần sự giả dối của chính quyền Hoa Kỳ trong nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

13 thoughts on “Sách chiến tranh”

    1. Giỡn hoài, làm sao dám so sánh với những dịch giả đại tài đã dịch tác phẩm của Remarque. Đọc thôi còn không đủ thì giờ nữa là.

  1. Cháu quen một bác có gợi ý rằng thỉnh thoảng, nên gặp nhau, không để ăn uống, mà để nói chuyện, đúng nghĩa là nói chuyện, bàn về một chủ đề nào đó, và chia sẻ một cách thấu đáo để học hỏi, và cho mấy đứa nhỏ ngồi chung luôn. Bác đưa ví dụ về đề tài chiến tranh. Câu hỏi đặt ra là sao bao nhiêu năm, con người đã phát triển kỳ diệu trong khoa học kỹ thuật, mà trong cách đối nhân xử thế, vẫn như thời tiền sử, vẫn chém giết, vẫn không khai sáng thêm một chút nào? Đọc những tác phẩm văn học về chiến tranh, và câu trả lời vẫn bỏ ngỏ.

    1. Gợi ý hay nhưng khó thực hiện vì cho (hay bắt) tụi nhỏ ngồi chung với người lớn để nghe chuyện (của người lớn) thì sợ tụi nhỏ chán. Ngay cả người lớn không phải ai cũng có thể trò chuyện cùng một chủ đề.

      Câu hỏi hay và khó trả lời (một cách ngắn gọn) nhưng đủ để mình suy nghĩ.

  2. Bà Tám vừa đọc vừa nghe xong “All Quiet on the Western Front” rồi heng. Đọc sách xong, Bà Tám có thấy sách chuyên chở hay hơn phim nhiều không nè? 😉

    1. Mình thấy phim hay mà sách cũng hay, không thể nói cái nào hay hơn mà không phân tích cặn kẽ. Tuy nhiên sách có những câu mà phim không có đủ thì giờ để đem vào. Thí dụ như: “While they continue to write and talk, we saw the wounded and dying. While they taught that duty to one’s country is the greatest thing, we already knew that death-throes are stronger. But for all that we were no mutineers, no deserters, no cowards – they were very free with all these expressions. We loved our country as much as they; we went courageously into every action; but also we distinguished the false from true, we had suddenly learned to see. And we saw that there was nothing of their world left. We were all at once terribly alone; and alone we must see it through.” Đánh máy lại từ trong sách để dành.

      1. Sách có cái hay của sách, phim có cái linh động của phim. Nhưng theo ý riêng của DQ thì DQ lại thấy sách chuyên chở đầy đủ, trọn vẹn hơn. Có nhiều khúc trong sách có, nhưng trong phim thì lại không chuyển tải hết được. 🙂

  3. Đọc sách về chiến tranh, dĩ nhiên phải nhận nhiều điều đau lòng và chứa đầy hận thù…Đọc và ngẫm nghĩ cũng thật thú vị …

    1. Vâng, đúng vậy. Tôi tự hỏi, quyển Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh có ảnh hưởng đến cái nhìn về chiến tranh của các nhà văn miền Nam hay không, và nếu có thì ảnh hưởng như thế nào. Quyển này viết từ sau thế chiến thứ nhất, không biết dịch ra tiếng Việt từ năm nào, có phổ biến rộng rãi không, giới quân nhân có đọc không, và giới nhà văn có chú ý đến nó nhiều không?

  4. Trước 1975 sách của Erich Maria Remarque được độc giả VN đọc nhiều và rất yêu chuộng, chắc Tám còn nhớ “Một thời để yêu…”. “Chiến hữu”, “Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh” mà Tám nói đến ở đây cũng là sách rất hay. Cám ơn BT về đoạn trích.

    1. Hồi đó Tám còn trẻ quá, vả lại có lẽ vì là phụ nữ nên vào tuổi đó chỉ thích đọc truyện tình không thích đọc truyện chiến tranh. Quyển Mặt Trận Miền Tây này Tám có đọc lâu rồi hồi còn đi học Anh văn vỡ lòng nhưng chỉ đọc vài đoạn trích bây giờ mới đọc lại, đọc chậm và ghi nhận.

Leave a comment