Con mèo, anh chồng, và hai cô vợ

Tôi đọc xong truyện “A Cat, a Man, and Two Women” của Jun’ichiro Tanizaki. Nếu bạn thích “Lady and a little dog” của Anton Chekov thì bạn sẽ thích truyện này. Tanizaki chắc chắn là người thích mèo vì ông biết tất cả thói quen của mèo và đưa vào truyện ngắn những chi tiết về thói quen của mèo một cách rất tỉ mỉ. Không phải ai cũng thích loại truyện này, nó có thể gây nhàm chán vì chỉ nói toàn quan hệ giữa đàn ông với đàn bà, với những khúc mắc tâm lý của nhân vật. Anh chồng, người hiền lành, không mấy giỏi giang anh hùng, được mẹ săn sóc nuôi nấng. Lớn lên được vợ hầu hạ phục vụ. Anh có nuôi con mèo và anh rất yêu nó. Yêu đến độ cô vợ đầu tiên phát ghen. Anh bỏ cô vợ đầu tiên, lấy cô vợ thứ nhì giàu hơn, trẻ hơn. Cô vợ thứ hai cũng ghen với con mèo. Lòng ghen này xảy ra sau khi cô vợ cũ, viết thư cho cô vợ mới, xin được nuôi con mèo. Lá thư được tác giả, rất sành tâm lý phụ nữ, khéo léo gợi lòng ghen của người đàn bà. Cô vợ mới bắt anh chồng phải đem cho con mèo và anh vâng lời. Con mèo về tay người vợ cũ. Cô vợ mới lại ghen vì lo sợ anh chồng sẽ vì con mèo tìm về cô vợ cũ…

Đôi khi tôi tự hỏi, cái hay của một tác giả có phải là, có thể hấp dẫn người đọc bằng những đề tài tầm thường. Đọc truyện này tôi có cảm giác như đọc truyện Tây phương hơn là truyện Nhật, vì nó thể hiện một xã hội quá bình an, hạnh phúc nên chỉ có thể xoay chung quanh chuyện gia đình, những cãi vã vô tận giữa đàn ông với đàn bà.

Thật ra, không phải chỉ có hai người đàn bà, mà là bốn người, nếu tính thêm bà mẹ và con mèo (cái). Bà mẹ là chất xúc tác đưa đến chỗ bỏ người vợ trước và cũng chính bà là người môi giới dẫn đường đến người vợ sau. Thật ra, không chỉ ly dị người vợ trước mà là tống cổ đuổi đi. Con mèo sống với bản năng muốn được ăn ngon, ngủ ấm. Nó đi vào lòng ông chủ và từ đó quấy nhiễu cuộc đời của ông ta với ba người đàn bà; những người đáng lẽ phải được yêu quí hơn con mèo.

Từ khi tôi đọc quyển Dog Man (của Martha Sherrill), phim The Makioka sisters, và tiếp theo là truyện này, tôi thấy cảm phục sự chịu đựng đầy nhẫn nại của phụ nữ Nhật Bản và thương xót cho thân phận của họ. Không biết xã hội Nhật đã tiến triển đến mức nào, và ngày nay cuộc sống của phụ nữ Nhật như thế nào; vài thập niên trước, số phận của họ vẫn còn hoàn toàn phụ thuộc vào người đàn ông, cha hay chồng. Đúng với câu thơ của Mạc  Bạch Cư Dị. Nhân sinh mạc tác phụ nhân thân. Bách niên khổ lạc do tha nhân. (Dịch là: Ở đời chớ làm thân đàn bà. Trăm năm vui khổ do người ta.)

19 thoughts on “Con mèo, anh chồng, và hai cô vợ”

  1. Phụ nữ Nhật giờ đã khác nhiều rồi chị Tám. Tôi còn nhớ cách đây hơn 20 năm, khi còn học tiếng Nhật, cô giáo Nhật của tôi (hơn 60t), đã kể cho chúng tôi nghe về sinh họat của chình minh. Bà nói, chuyện chờ chồng bữa cơm (chiều) với phụ nữ Nhật (thế hệ bà hay trước hơn) là 1 bổn phận . Vậy mà nhiều hôm chồng về đến nhà xỉn quá khg an, bà cũng để bụng đói đi ngủ theo. Họ khg phàn nàn chi hết, trái lại còn coi chuyện chồng la cà nhậu nhẹt sau giờ làm là 1 điều tốt, chứng tỏ chồng mình có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp (?!)

    Hai câu thơ Chị trích trong bài đọc thấy xót xa cho thân phận đàn bà Nhật (xưa) biết bao!

    Liked by 3 people

    1. Bởi vậy người ta mới nói, ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật. Xem trong phim thấy đàn bà Nhật lúc nào cũng sà sà quì dưới đất, cúi cúi, bái bái, mọp mọp, thật là khổ.

      Liked by 3 people

      1. Mời Bà Tám đọc bài nói về “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật” (http://vietnamville.ca/article.4857). Tôi thấy tác giả nói rất đúng. Đối với người mình vẫn còn vọng ngoại, không tự tin vào mình. Đó không phải là khiêm mà là thiếu tự tin, nên ngày nay ở Việt Nam cái gì cũng Tàu và chính CSVN đã làm cho dân tộc kiệt lực trước sự xâm lấn thầm lặng mà thô bạo của bọn Tàu tham lam.

        Liked by 2 people

  2. Câu thơ: “Nhân sinh mạc tác phụ nhân thân” là của Bạch Cư Dị (http://www.hoasontrang.us/tangpoems/duongthi.php?loi=2969); có lẽ Bà Tám gõ nhầm Bạch thành Mạc hay Mạc cũng là Bạch mà tôi không hay?
    Truyện rất hay! Người đàn bà Việt ngày xưa cũng khổ với chồng không it. Nay bà Tám có thấy khá hơn không?
    Cám ơn Bà Tám ghé thăm. Không biết bà tám có nhầm nhà không chứ trang của tôi không có chuyện bâng quơ. Tôi cố gắng đánh thức lòng yêu nước của người mình trước nguy cơ mất nước đang đến gần. Rất mong Bà cổ động đến các bạn trẻ. Đa tạ.

    Like

  3. Không chỉ ở Nhật, mà ở Việt Nam và nhiều nước khác, người phụ nữ trong nhà vẫn được coi là thứ yếu trong cuộc sống của người đàn ông. Em cũng vật vã mãi mới chấp nhận được thực tế ấy và bắt đầu tìm cách sống độc lập hơn, tự tại hơn.

    Liked by 1 person

  4. Có 1 câu của Tsvetaeva, do Simic trích, trong bài viết về bà thi sĩ Nga này: Chúa ơi, đừng phán đoán, Ngài có bao giờ làm người đàn bà trên thế gian đâu!
    God, do not judge! You were never a woman on this earh!

    Liked by 1 person

  5. Phụ nữ Nhật bây giờ ko giống mấy phim xưa đâu chị Tám à. Chị đọc Rừng Na uy sẽ thấy thế hệ trẻ của Nhật thoáng lắm, nhưng cũng lắm bi kịch…

    Liked by 1 person

  6. Cháu chưa đọc cuốn sách này nhưng chắc chắn sẽ tìm đọc vì cháu thích văn học Nhật. Lần trước cháu quên béng mất Murakami ra sách mới, mãi cho đến khi đọc được chia sẻ trên blog của cô mới lật đật chạy đi mua. Thực sự rất tuyệt 🙂

    Liked by 1 person

  7. Đây là một tác giả rất nổi tiếng của Nhật. Nếu cháu có đọc thì đọc thêm một số tác phẩm khác như Quick Sand, In Praise of Shadows, the Makioka Sisters. Tác phẩm của ông được chuyển thành phim khá nhiều.

    Liked by 1 person

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s