Jazz trong phim ảnh 1

Hôm qua tuyên bố sẽ viết về Jazz trong văn học và phim ảnh. Sáng nay tự hỏi mình biết gì về chủ đề này mà tuyên bố như vậy. O Gió chắc biết tật của tôi. Để bắt buộc mình tập trung về một chủ đề nào đó, tôi thường tuyên bố trước, rồi bắt mình phải giữ lời hứa. Cũng có một đôi lần thất hứa, nhưng thường hễ đã hứa thì tôi cố gắng làm với tất cả những giới hạn và khiếm khuyết của mình.

Hôm qua tôi nói nhạc Jazz phát xuất từ người da đen nghèo, nhạc của họ buồn. Sáng nay nói thêm. Nhạc jazz ban đầu phát xuất từ miền Bắc châu Phi Congo và Savannah khu vực lòng chảo của rừng nhiệt đới. Nhạc cụ là những khúc gỗ được biến thành trống. Người Bắc Phi đã từng xâm lấn Spain và từ đó mang tiếng kèn (rồi sau nữa là guitar, dương cầm và vĩ cầm) vào nhạc jazz. Nhạc jazz ở Hoa Kỳ (nhạc jazz có khắp nơi trên thế giới, đặc biệt lớn mạnh ở Pháp) biến chuyển theo thời gian, từ ban nhạc nhà nghèo với vài ba cây kèn và guitar, đến giàn nhạc đại hòa tấu, vài chục cây kèn, dương cầm vĩ cầm, có nhạc sĩ biểu diễn solo, vào những đại hí viện. Tôi không muốn gọi đây là nhạc sang trọng nhưng rõ ràng là muốn thưởng thức thì phải có tiền nhiều. Tôi vẫn tin (đầy vẻ ngây thơ ngớ ngẩn) là, người biểu diễn, người nghe, và nơi biểu diễn, có thể nghèo nàn hay giàu có nhưng tự âm nhạc thì không dành riêng cho ai cả. Âm nhạc giàu có ở âm thanh và giai điệu và miễn là đừng điếc thì ai cũng có thể nghe và thưởng thức nó với chính cảm quan của mình. (Ngay cả điếc như Beethoven mà còn viết được bản dương cầm bất hủ For Elise). Nhạc jazz có khi chậm buồn có khi nhanh vui (swing) có khi ồn ào cuồng loạn (rock’ n ‘ roll). Mình thích hay không thích một giai điệu có thể bắt nguồn từ tâm thức, kinh nghiệm, hay thói quen, nhiều hơn là vì kinh tế.

Khi nghĩ đến jazz trong phim ảnh, tôi không nhớ ra phim nào ngay lập tức, ngoại trừ The Great Gatsby. F. Scott Fitzgerald là nhà văn của thời kỳ nhạc jazz hưng thịnh, do đó có lẽ nhạc jazz sẽ xuất hiện tràn đầy trong phim. Tôi xem lại phim này, mới làm năm 2013 của đạo diễn Baz Luhrmann. Thú thật khi xem phim này lần đầu tôi đã có chút thất vọng. Tôi thích cái hào nhoáng giàu có, thích màu sắc của thời trang, thích cái mới mẻ của phim nhưng tôi cũng chính những khía cạnh này mà tôi không thích phim The Great Gatsby của Luhrmann. Phải công nhận, khó mà làm vừa lòng khán giả xem phim này, bởi vì họ đã được xem quá nhiều phim bản (1926, 1949, 1955, 1974, 1999 opera, 2000 phim truyền hình) cũng như đã đọc quyển tiểu thuyết này từ năm xửa năm xưa. Xem lại phim này với ý định tìm hiểu nhạc jazz trong phim, cốt truyện xảy ra năm 1922, quyển tiểu thuyết được xuất bản năm 1925, thế nhạc jazz trong phim có thể hiện nhạc jazz của thời đại ấy không? Tôi thất vọng thêm lần nữa. Luhrmann đưa hip hop, rap vào phim, đây có thể là biến thể của jazz nhưng vài chục năm sau. Tôi sẽ tìm xem những phim bản trước đó và sẽ trở lại với bài blog này. Tôi đã xem phim năm 1974 Robert Redford đóng, nhưng không còn nhớ chi tiết đặc biệt là soundtrack của phim.

Thôi để hôm khác viết tiếp. Đang viết ngon trớn nhưng tôi phải chuẩn bị đi làm.

18 thoughts on “Jazz trong phim ảnh 1”

  1. Đề tài thú vị ạ. Em cũng rất thích Jazz. Bà Tám làm em nhớ đến April in Paris.

    1. Cám ơn em. Tôi đang nghe bài hát này, qua giọng của Ella Fitzgerald và Louis Amstrong. Nghe rất giống nhạc VN, buồn, dìu dặt.

      1. Từ hôm chị viết Jazz giờ em đang nghe này. Em đang nghe đúng Album của Ella Fitzgerald và Louis Amstrong luôn

    1. Cám ơn cháu. Tôi có mượn được Dreamgirls ở thư viện, còn Chicago đã xem lâu rồi nhưng không nhớ “All That Jazz” vì lúc ấy không chú ý. Cảm ơn cháu đã nhắc nhở.

  2. Một vài film có jazz soundtrack hay: Bridges of Madison County, ‘Round Midnight hay Mo’ Better Blues hoặc The last Tango in Paris

  3. Nhac Jazz la de tai rat phong phu, noi may dem cung khong het :). Em rat me nhac Jazz trong vong may nam nay. Nhac rat la relax cho tam hon. Co rat nhieu film bo nhac Jazz vao. Duong nhu nhac Jazz mang den 1 tieng noi trong phim cho nen hay thay nhac Jazz trong phim anh…

    1. Cám ơn T. ghé thăm. Tôi xem ảnh trên trang của T. thường xuyên, nhưng ngại ngùng nên ít khi còm. Nhiều khi chẳng biết nói gì ngoài câu ảnh đẹp quá.

  4. Blue, Jazz, Soul… đều giống nhau, vì cùng từ da đen mà ra, và đều có chất buồn thê lương như nhau. Smoking my sad cigarette, Oh Let me go… Những bản nhạc của thời mới lớn của tôi. TTT cũng rất mê Jazz, ông có bài thơ về Jazz…

  5. Riêng con thì chỉ khi con buồn mới cảm nhận được hết cái hay của Jazz.

    Lúc đó cảm xúc dâng trào và chỉ khi đó mới chạm được đến nó.

Leave a comment