Jazz trong phim ảnh 2

Hôm qua tôi thắc mắc không biết phim The Great Gatsby, version 1974, hai diễn viên chính là Redford và Farrow, có phản ánh đúng với nhạc jazz vào thập niên 1920 hay không. Thắc mắc thì tự đi tìm câu trả lời.

Những năm 1920, Hoa Kỳ đang hồi phục sau thế chiến thứ nhất chấm dứt thời kỳ đại khủng hoảng kinh tế (Great Depression). Đó là thời kỳ jazz age, nhạc jazz đang hồi hưng thịnh, không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở Anh và Pháp. Không những jazz mà văn học thời ấy cũng huy hoàng. Cuộc sống ở Hoa Kỳ đắt đỏ hơn ở Pháp. Người da đen ở Hoa Kỳ thời bấy giờ vẫn còn bị kỳ thị chủng tộc nên các hoạt động nghệ thuật vẫn còn gò bó với các nghệ sĩ trình diễn. Rất nhiều văn nghệ sĩ Hoa Kỳ sang sống ở Pháp như Ernest Hemingway, Francis Scott Fitzgerald, Gertrude Stein, Josephine Baker, … Josephine Baker là nữ nghệ sĩ trình diễn, bộ môn hát và khiêu vũ. Cảm thấy bị gò bó qua phong cách trình diễn, và không được quí trọng vì bà là người da đen, bà sang Paris sống. Nơi đây tên tuổi của bà trở nên lẫy lừng khắp thế giới. Cole Porter là nhạc sĩ jazz, đồng tính luyến ái cũng sống ở Paris. Có lẽ còn nhiều nhạc sĩ jazz nữa nhưng tôi không biết. Tất cả những tên của các văn nghệ sĩ tôi vừa nhắc qua đều được nhắc đến trong phim Midnight in Paris.

Chiều qua tôi đến thư viện mượn phim The Great Gatsby năm 1974. Thêm một chút thất vọng vì phim này bị chê là không tôn trọng đúng mức tinh thần nhạc jazz trong thời đại vàng của nhạc này. Nếu tôi có thất vọng vì không tìm thấy nhạc jazz của thập niên 20 trong hai phim The Great Gatsby thì tôi được đền bù trong phim Midnight in Paris. Toàn cái soundtrack của Midnight in Paris là các nhạc phẩm được trình bày bởi các nhạc sĩ jazz (người da đen) nổi tiếng như Duke Ellington, Billy Strayhorn, … Phim này làm tôi hầu như có cảm tình với Woody Allen trở lại, một phần nào. Phim của Allen có nét lãng mạn, nhưng tôi không ưa cách đối thoại “lắp bắp” của ông.

Có hai phim tôi đã xem, đưa cuộc đời của các nhạc sĩ jazz vào phim, “Young Man With A Horn” và “Paris Blues.” Cả hai phim đều nói về nhạc sĩ Jazz người da trắng, nhưng phim Paris Blues có Sidney Poiter là nhạc sĩ người da đen. Young Man With A Horn do Kirk Douglas đóng vai chính, phim dựa trên cuộc đời của Bix Beiderbecke. Phim ra đời năm 1950 có lẽ vào thời kỳ ấy người ta không dãm nghĩ đến việc làm phim về nhạc sĩ da đen. Mãi đến năm 1961 khi phim Paris Blues ra đời chúng ta mới thấy sự xuất hiện của diễn viên Sidney Poiter đồng thủ vai chính với Paul Newman. Trong phim Paris Blues tôi thấy có Louis Amstrong và một vài nhạc sĩ người da đen khác. Sound track của Paris Blues được Duke Ellington đảm nhiệm kiêm trình tấu.

Tạm ngừng để đi làm.

2 thoughts on “Jazz trong phim ảnh 2”

  1. Thật ra em đang chờ bà Tám viết đến đoạn Jazz trong văn học, ko biết ngoài Murakami thì còn ai em có đọc cũng nhiều mà ko nhớ

    1. Bây giờ chị bắt đầu để ý thì thấy nhiều quá, không thể đọc hết các cuốn sách nói về jazz trong văn học. Tạm thời chị nêu ra tên một số quyển như The Road của Jack Kerouac, Sonny’s Blues của James Baldwin, The Sound and The Fury của William Faulkner, Jazz Messenger của Haruki Murakami, một vài truyện và tiểu luận của Scott Fitzgerald, The Sun Also Rises của Ernest Hemingway, Jazz của Toni Morrison, còn nhiều nữa nhưng đọc không xuể.

Leave a comment