Jazz, Haruki Murakami, và the Great Gatsby

Hôm nọ tôi tuyên bố sẽ viết một blog về nhạc jazz trong văn học rồi tôi im luôn từ hôm đó đến nay, giống như mình hứa lèo hứa cuội. Thật ra từ hôm đó đến nay tôi đọc rất nhiều sách liên quan đến jazz rồi như bị trói trong đống chỉ rối rắm tôi chưa tìm được lối ra. Jazz thì mông lung rộng lớn, nhiều thời kỳ, nhiều thể loại. Trong jazz có ragtime, swing, blues, modern jazz. Ảnh hưởng đến văn học thì ảnh hưởng cách nào? Đem jazz vào làm bối cảnh? Viết về cuộc đời nhạc sĩ jazz, hay biến nhạc sĩ jazz thành nhân vật? Dùng âm thanh và nhịp điệu của jazz làm nền tảng cho âm thanh và nhịp điệu của tác phẩm? Haruki Murakami bảo rằng ông nghe trong đầu ông âm thanh cuồn cuộn tung xoáy chừng như dòng nhạc này cũng muốn trào ra theo văn của ông. Trong một bài báo trên the New York Times (The Jazz Messenger) ông nói đến sự đồng dạng của nhạc jazz với viết văn, cả hai thể loại này đều cần có một nhịp điệu tự nhiên, dễ dàng, đều đặn. Chữ nghĩa được sắp xếp sao cho phù hợp nhịp nhàng, cần phải biết du di biến đổi chứ không nhất thiết phải tuân theo một qui luật bất di bất dịch (free improvisation). Ông cho là văn phong của ông bắt nguồn từ nhạc jazz. Nói như vậy thì khi bạn đọc văn của Murakami bạn có nghe được nhạc jazz tuôn trào ra không? Chắc chắn là không! Khi bạn đọc một tác phẩm của Murakami mới xuất bản gần đây, Tsukuru và nhạc khúc hành hương, bạn có nghe nhạc cổ điển Tây phương luân lưu vần vũ trong trí tưởng không? Đó là điều tác giả muốn độc giả cảm nhận, còn độc giả có thể cảm nhận cho đúng với ý muốn của tác giả hay không thì đó là chuyện khác.

Nói đến nhạc jazz của người Mỹ da đen mà lại bắt đầu với một nhà văn Nhật, người tuyên bố là văn phong của ông ảnh hưởng bởi nhạc jazz thì có lẽ bạn thấy sự lan truyền mạnh mẽ của nhạc jazz từ Tây sang Đông. Chắc chắn là nhạc jazz rất phổ biến ở Nhật bởi vì trong những cuộn phim xưa của Nhật từ năm 1948 đến năm 1956 tôi thấy dấu vết nhạc jazz. Trong tuần lễ thứ hai của chương trình nhạc “Jazz in the Garden” tổ chức ở thành phố Newark, New Jersey, nhạc sĩ jazz biễu diễn đàn organ hôm ấy là một người Nhật, bà Akiko. Bà được đào tạo ở Nhật nhưng sau đó sang Hoa Kỳ để sống vì có lẽ một phần ở Hoa Kỳ có nhiều điều kiện để bà phát huy tài năng hơn.

Nhắc đến sự ảnh hưởng của nhạc jazz đối với Murakami thì tôi nghĩ ngay đến quyển The Great Gatsby của F. Scott Fitzgerald vì Murakami nhắc đến quyển này trong “Rừng Na Uy” tác phẩm nổi tiếng của ông. Fitzgerald là nhà văn sống ngay trong thời kỳ vàng son của nhạc jazz. Ông có một số truyện ngắn xuất bản với tựa đề The Jazz Tales bán rất chạy. Bên cạnh cái tên có liên quan đến jazz, tập truyện ngắn này chịu ảnh hưởng bởi jazz như thế nào và đến mức độ nào? Vào đầu cho đến cuối thập niên hai mươi, jazz rất thịnh hành, là một phong trào ảnh hưởng đến thời trang (the flapper) và rượu (bath tube gin).

Chưa viết xong.

8 thoughts on “Jazz, Haruki Murakami, và the Great Gatsby”

  1. Em cung hua se viet nhieu ve nhac Jazz, nhung chua lam duoc 😦 Cang di sau vao Jazz, cang thay su phong phu va khong biet bat dau o noi nao. Em co 1 so album nhac Jazz, chac se viet ve nhung album do. Mong cho chi viet them ve Jazz.

  2. Em không đặc biệt thích nhạc Jazz, nhưng thích Murakami, đặc biệt là hai cuốn “Rừng Na Uy” và “Phía Nam Biên Giới, Phía Đông Mặt Trời”. Đọc cả hai cuốn đó, đều thấy rất nhiều âm nhạc và dòng cảm xúc mà chúng đưa đẩy.
    Em chưa đọc The Great Gatsby, mới chỉ xem phim, nhưng rất thích, xem ba lần mà không lý giải được sao mình thích. Cảm ơn chị Tám đã kể chuyện nhạc Jazz,chuyện người, chuyện phim. Mong đọc phần nối tiếp.

  3. Em cũng đặt cũng gạch để báo là mình sẽ quay lại để đọc tiếp khi chị viết xong 😀

  4. ông này trong truyện ngắn của ổng toàn là jazz thôi. có lần, ổng viết trong “những bóng ma vùng lexington” – con tìm tựa nguyên thủy mà chưa ra. có người bảo trịnh thế lữ dịch rừng nauy không mượt, rồi trần anh hùng làm phim không hay mà con xem với đọc hết thấy cũng đúng í tác giả í chứ :D.

    1. Cô thích truyện ngắn của ông. Truyện dài thì thích từng đoạn. Có lẽ ông viết để bán kí lô nên ông kéo dài, thêm chi tiết nhiều quá nên đâm ra nhàm.

Leave a comment