Buổi trưa, tôi đi bộ. Vốn lười vận động, tôi luôn dùng cái máy ảnh như một cách động viên mình. Trời mát có thể đi bên ngoài nhưng xe nhiều băng qua những góc phố tuy có đèn xanh đèn đỏ cũng sợ xe tông phải mình. Có biết bao cái chết ở ngay góc đường lúc chờ đèn xanh đèn đỏ chỉ vì vô ý và hấp tấp. Tôi dùng concourse, cái hành lang nối liền tòa nhà này sang tòa nhà khác, và nhìn thấy người đang lau kính.
“Bà có muốn hành nghề này không?” Sau lưng tôi có tiếng trêu chọc. Không nhìn nhưng tôi biết đó là ai. Ông này làm chung công ty nhưng ông làm về tài chính hay cái gì đó có liên quan đến tài chính. Ông rất hòa nhã, luôn luôn chào hỏi vui vẻ với tất cả mọi người. Ông đã về hưu mấy năm về trước nhưng vẫn được mời làm part time mỗi tuần hai ngày. Bà vợ ông về hưu trước ông, về hưu non, bà đi học ngành thần học và ra làm mục sư. Người Mỹ họ cũng có nhiều cái hay. Về hưu không còn là hết thời nữa. Về hưu chính là cơ hội để theo đuổi những đam mê mình chưa có dịp thực hiện.
“Không, nghề này nguy hiểm lắm.” Hễ lên cao là tôi bị nhột chân. Ngày còn trẻ, tôi phải leo những cây cầu rất cao, có khi là bậc thang, có khi thang chỉ là hai thanh sắt có nối bằng thanh sắt tròn ngắn. Tôi không sợ chiều cao, nhưng vẫn cảm thấy rờn rợn. Thấy người lau kính này tôi lại nghĩ đến phim Người Nhện và phim điệp viên Mission Impossible rồi thấy sức tưởng tượng của những người viết phim viết truyện khá… dóc tổ. Trong phim Cruise leo bằng bao tay có hấp khẩu dính vào cửa kính, lại lỡ sút mất một bao tay. Còn một tay phải bám vào kính, những sợi tơ hấp khẩu phải chịu được sức nặng của một người và cánh tay của người ấy phải chịu được sức nặng toàn thân. Dóc vậy mà vẫn hấp dẫn người xem dính con mắt vào màn ảnh.
Người lau kính kia nghĩ gì khi đang treo lơ lửng giữa không trung như thế? Một sự tự do không bị ai kiểm soát? “Mây che trên đầu và nắng trên vai” và gió vờn lồng lộng chung quanh người? Đi bộ xong về chỗ làm tôi nhận ra quên điều chỉnh máy. Tôi để máy tự động chụp chân dung, có nghĩa the depth of field ngắn, ảnh chụp xa sẽ mờ. Té ra điều này cũng hay, làm người xem có cảm tưởng như ảnh xa lắm. 🙂
Khiếp, nguy hiểm quá chị, không có máy móc nào thay thế được sao chị? Lâu nay em cũng suy nghĩ không biết làm sao người ta có thể lau những tòa cao ốc. Thì ra là làm vậy.
LikeLiked by 2 people
Hello TL. Thỉnh thoảng họ vẫn bị tai nạn đó em. Mới vài tháng trước có hai người bị tuột dây, may là họ vẫn còn được ràng bởi dây bảo vệ. Chỉ tội họ bị treo ngược đầu mấy tiếng đồng hồ chờ được người giải cứu. Chị thấy họ chỉ có dụng cụ như vậy thôi không có máy móc gì. Những người lau kính này thường thường là những người ngoại quốc, di dân, không biết Anh ngữ, hoặc biết rất ít. Nhiều khi không có lựa chọn nào khác hơn.
LikeLiked by 1 person
HN đã có lần săn spiderman ở cao ốc mình sống để chụp hình và viết bài nhưng ở đó chỉ 44 tầng, hình BT chụp chắc cao hơn nhiều? BT dùng tựa này cho bài viết làm HN bỗng nhớ:” … đôi chân ta đi sông còn ở lại”. Chúc cuối tuần vui vẻ, kính lời thăm ông Tám.
LikeLiked by 2 people
Hình BT chụp thật hay. Nhìn kỹ có nhiều chi tiết bắt mắt. Thấy bàn làm việc, và cái reflection đường song song chạy diagonal phía trên…mình đoán là tòa nhà bên kia đường? Mình thích những ô kính không đều và khác chiều sâu
LikeLiked by 2 people
Cám ơn HN, và đôi mắt tinh tế. 🙂
LikeLiked by 2 people
Chụp nguyên cái vách kính mà muốn lấy sâu cũng là tay thiện nghệ à Bà Tám, mà thấy vầy cũng biết cao lắm rồi, nhìn thôi cũng “nhột chân” đó chứ bộ :-).
Chúc Luôn khỏe và hạnh phúc bên ông Tám nha. 😊
LikeLiked by 2 people
Cám ơn NMK.
LikeLike
Em thì chỉ thấy chị Tám chụp bức ảnh này thật pro. 🙂
LikeLiked by 1 person
Cám ơn KT.
LikeLiked by 1 person