Đông xám

dục hồng nhạn thiên di về cõi bắc
Thiên di

Đàn chim bay làm tôi nhớ câu thơ “Giục hồng nhạn thiên di về cõi Bắc.” Nhìn theo hướng, đàn chim này đang xuôi về Nam. Mấy hôm nay trời ấm bất thường, không biết chim có lẫn lộn và quay trở lại miền Bắc hay không. Chim thiên di vẫn làm tôi nghĩ đến số phận của những người di cư, bỏ quê hương xứ sở để tìm nơi thanh bình kiếm cơm ăn áo mặc hay có cơ hội phát huy tài năng. Đất lành chim đậu. Đất không lành chim bay.

kên kên
Kên kên hay kền kền

Kên kên (hay kền kền?) có lẽ không phải là loài chim đáng yêu. Chúng to như con gà tây. Mỏ khoằm rất nhọn, chuyên ăn thịt xác chết. Cả một bầy chim rất đông đậu trên cây rất to, nhìn xa tưởng chừng bằng con quạ thôi. Cây này lại ở cạnh một nghĩa địa cổ, cả khung cảnh làm tôi thấy ơn ớn khó chịu.

sắc màu
Một chút màu sắc của mùa đông

Buổi chiều trước ngày chị tôi trở về Texas, tôi rủ chị đi bộ vòng quanh hồ Watchung. Có rất nhiều loại chim quanh hồ như đàn ngỗng Canada, bầy chim hải âu, và cả một bầy kên kên thật đông. Chị không thích chụp ảnh chim còn tôi thì lại chẳng nghĩ đến chuyện chụp ảnh người. Nghĩ lại thấy mình thật là kỳ. Khi chị bảo chụp cho chị ở chỗ này chỗ này, tôi chụp xong, thấy mình chụp ảnh người tệ hơn chụp cảnh.

Chưa chính thức là mùa đông nhưng nhìn đâu cũng thấy một màu xám. Màu sắc còn lại từ mùa thu là những chùm trái hoang màu đỏ. Coi như một chút tô điểm cho cuộc đời.

29 thoughts on “Đông xám”

  1. em chỉ nghe là “kên kên” thôi chưa nghe “kền kền” nhưng sao em cứ tưởng tượng là nó to lắm (chắc tại nghe nói nó ăn xác chết) …

  2. A, bài này có hình rồi! Tôi thích tấm thứ 2 từ trên xuống (ảnh ngược sáng, chứ hổng phải thích kên kên, hihi..). Cám ơn chị Tám.

  3. Đây là lần thứ 2 cháu nghe tên kền kền. Lần thứ nhất trog tác phẩm Thiên Táng mà cháu rất thích. Trog đó loại này ăn xác người và… rất thiêng đó ạ. Hình như ko có ở Việt Nam. Cô chụp hình rất đẹp. Cháu cũng chụp cảnh tốt hơn chụp người.

    1. Cám ơn cháu. Cô chắc nghe chữ kền kền từ cháu chăng? Trước kia cô chỉ biết chữ kên kên. Ở Trung quốc hay Mông Cổ Tây Tạng gì đó người ta dùng loại chim này để thực hiện nghi lễ điểu táng. Cô nhớ có xem một cuốn phim nói rằng có nơi người ta phải phân chia xác người chết rồi mới cho vào một khu đất dành riêng cho công việc điểu táng này.

      1. Dạ, ko phải đáu cô. Cuốn đó cháu ấn tượg sâu sắc (ghi lại câi chuyện có thật thời chiến tranh ở biên giói Trug Quốc, giáp vơi Tây Tạng) nhưg đọc cách đây 2 năm, hồi cháu chưa có blog nên viết cảm nhận ở facebook, giờ ko tìm ra đc. Cô nói đúng về cái nghi lễ rồi đó ạ. Truyện chỉ nhắc một tên là kền kền, cô nói cháu mới biết là kên kên cg đúg. Trog truyện, ng lính này chết oan và hình ảnh đàn kền kền lượn một vòng trên bầu trời rồi xà xuốg chén cái xác là minh chứg cho nỗi oan. Nên nó đc bảo là loài chim thiêg. Ccháu ko mê tín nên ko tin lắm nhưg nghe cg ghê ghê.

        1. A, cháu vừa nhớ ra rồi cô ơi. Lý do anh lính chết là vì đã bắn chết một con kền kền. Ở Tây Tạng, nó là loài chim thiêng, ko ai đc phép đụng tới nó. Nên trước áp lực của ng dân ở đó, trước áp lực của phong tục họ, anh phải mạng đền mạng: tự bắn chết mình trước sự chứng kiến của dân. Nhưg anh oan là vì anh từ TQ tới, ko biết niềm tin đó của Tây Tạng (hay biết nhưg buộc phải) bắn chết nó khi thấy nó đag xà xuôg sắp ăn thịt một người mà anh thấy họ vẫn chưa chết. Sau đó ng dân thực hiện nghi lễ mai táng cho anh và theo niềm tin của họ thì như cháu đã kể ở trên: tập trug lượn một vòng và ăn xác anh thì nghĩa là anh trog sạch. Nếu chúng ko đụng tới thì ngược lại. Câu chuyện ko ngắn ko dài kể lại hành trình cực khổ của ng vợ trẻ thông minh, chung thủy, một mình lên đường tìm ng chồng vừa cưới, đi lính bỗng bặt vô âm tín, một mình vượt sa mạc khắc nghiệt, tránh núp súng đạn và đối mặt với cướp, kẻ thù… để cuối cùng tới nơi, hay sự thật về cái chết một cách oan uổng của chồng như vậy 😦 Người kể lại câu chuyện này là một nhà báo vô tình gặp người phụ nữ này với dáng vẻ, trang phục lạ lùng và nhữg kỷ vật đặc biệt nên đã hỏi chuyện bà. Bà ấy ko biết nhữg gì bà kể đc chị nhà báo viết thành tiểu thuyết. Cuối tác phẩm cháu có đọc lời của tác giả răng muốn gặp lại bà, nếu bà hay ai đó đọc đc thì xin cho bà đc biết và gặp mặt lại. Nghĩa là câu chuyện này ở thời gần với chúng ta thôi, và ng phu nữ giờ đã già nhưg chắc còn sống. Tại sao thời nào cũng còn tồn tại những hủ tục đág sợ?
          Câu chuyện một thơi ám ảnh cháu: vì cái chết kỳ lạ của ng lính, vì tình yêu mãnh liệt của ng vợ trẻ cũg như lòg dũng cảm và sức sống, sinh tồn mạnh mẽ trc bao khắc nghiệt của cô ấy. Ám ảnh hơn khi nó là câu chuyện có thật.

          1. Cám ơn cháu đã tặng cô và bạn đọc một bài tóm tắt, ngắn gọn, nhưng vừa đủ chi tiết, rất thú vị. Tuy không tận mắt đọc mà vẫn biết được một câu chuyện hay, ly kỳ, đầy tình cảm. Thật là cảm ơn cháu.

            1. Cháu nhớ lắt nhắt rồi lắp ráp lũng cũng vậy mà cũng được khen 🙂 Cháu cũng cảm ơn cô đã cho cháu cảm hứng để vừa ghi lại một bài về tác phẩm ý nghĩa này ở blog của cháu hì hì. Mà cô cho cháu hỏi: côg việc của cô có liên quan tới viết lách ko ạ?

              1. Cháu viết rất hay. Giàu cảm xúc. Công việc của cô chẳng có liên quan gì đến viết văn cả. Cô thích viết từ hồi còn bé, tuy nhiên chưa viết được cái gì xứng đáng cả.

                1. Cảm ơn cô đã khen cháu 🙂 Cháu hỏi thế vì thấy cô viết hay, nghiêm túc theo phong cách hoàn toàn khác cháu (tự do và ngôn từ loạn xạ) nên tưởng cô làm việc liên quan tới viết lách 🙂

  4. Hỏng có kền kền (từ này phổ cập hơn kên kên), thì hỏng có ai dọn dẹp xác thối để bảo vệ môi trường trong thiên nhiên.
    Khổ một cái, ông trời cứ cho mấy “công nhân vệ sinh” này một bộ vó xấu xí nhìn dễ… ghét. Loài linh cẩu ở châu Phi cũng “bị” y vậy.

    1. DũngNobita “phán” thật chí lý. Mình sống theo thói quen, với những suy nghĩ được xã hội huấn luyện nhuần nhuyễn nên đâm ra thích và ghét những điều có thể thật là bất công. Nói thì nói vậy chứ Tám tui không có ghét hay khinh công nhân vệ sinh, dù có hơi ớn ớn kền kền, và nếu có gặp linh cẩu thì cũng ớn luôn.

  5. có màu chiều xam xám
    có đàn chim thiên di
    kên kên rền thu rũ
    vài chấm đỏ. sắc đông?
    ai đi về tịch mịch

    mùa đông của chị thật quyến rũ!

  6. “Màu sắc còn lại từ mùa thu là những chùm trái hoang màu đỏ. Coi như một chút tô điểm cho cuộc đời”. It’s Beautiful writing. DT đã đọc nhiều bài cũ của Hà. Rất thích vì hay và thâm thúy.

    1. Cám ơn DT. Hà định gom một số bài, sửa chữa lỗi, thêm bớt vài chi tiết, ý nghĩ, rồi in thành tập biếu bạn bè, đánh dấu thời gian trôi qua trong đời mình. Chỉ sợ bị phê bình lãng phí.

  7. DT có đọc bài “Nó Nhảm Một Tí”, viết rất hay, phân tích chính xác. Hà không nói nhảm. Trịnh Công Sơn viết bài hát nhảm thì có. Bài này post ngày 11/09/2010, lâu dữ a, tám năm rồi đó Hà!

Leave a comment