
Tôi muốn điểm phim The Big Short nhưng chợt nhận ra tôi không đủ tiếng Việt để viết về phim một cách chu đáo. Ngay cả chữ “Short” tôi không biết tiếng Việt trong ngành tài chánh dịch là gì. Dĩ nhiên short ở đây không có nghĩa là ngắn như bình thường. Muốn nói về phim này vì nó đánh vào nỗi lo sợ của tôi. Tôi có một tuổi thơ nghèo khó, những năm mới sang Mỹ cũng vất vả chuyện tiền bạc, vì vậy suốt đời tôi luôn bị ám ảnh sợ nghèo, sợ đói, sợ từ đời mẹ đến đời con. Những cuốn sách, cuồn phim về giới tài chánh càng làm tôi bi quan hơn. Tôi vốn có rất ít lòng tin vào những người lãnh đạo nhưng chẳng biết làm gì hơn là theo con đường người đi trước đã đi. Tôi luôn luôn lo sợ là một ngày nào đó mình đọc trên TV cái bọn lãnh đạo tài chánh đã nuốt trọn số tiền nhỏ nhoi suốt đời làm việc tôi để dành cho tuổi già.
The Big Short, và trước đó là Wall Street, rồi đến The Wolf of Wall Street, càng làm tăng nỗi sợ của tôi. Sợ thì sợ nhưng chẳng biết làm gì chỉ biết nói về nỗi sợ của mình.
Tôi nghe đọc The Big Short trước, nghe lơ đãng, hay ngủ quên (tuổi già) nên nghe trọn quyển lúc được lúc mất không hiểu hết. Mượn quyển sách về đọc nửa chừng thì xem phim. Phim rút gọn lại nên dễ nắm được ý nhưng cũng chỉ hiểu lờ mờ. Cuốn phim hấp dẫn nhờ có nhiều tài tử nổi tiếng như Christian Bale, Ryan Gosling, Steve Carell, và Brad Pitt. Truyện có cái hay riêng. Thật tình khi đọc sách tôi không nghĩ người ta có thể làm phim vì nó rắc rối khó hiểu quá.
Đại khái là như thế này. Để mua nhà, không phải ai cũng có nhiều tiền để trả tiền mặt ngay một lúc. Do đó người ta phải vay tiền của nhà băng. Tiền này gọi là mortgage. Nhà băng có những luật lệ đòi người vay tiền phải có khoảng 5, 10, hay 20 phần trăm của giá căn nhà để đặt trước. (Tôi không muốn dùng chữ đặt cọc vì bản tính người Nam tôi sợ nói lái.) Người mua nhà phải có việc làm, có lợi tức nhất định (gọi là income), và khoảng lợi tức này phải đủ để trả tiền vay ngân hàng hằng tháng. Người mua nhà có thể chọn trả tiền vay mortgage trong 15 năm hay 30 năm. Trả 15 năm tiền lãi ít hơn 30 năm.
Thường thường người đàng hoàng trọng danh dự khi mượn tiền đều muốn trả cho đàng hoàng sòng phẳng. Không trả tiền thì sẽ bị xiết nhà. Do đó tiền cho vay mua nhà được xem là an toàn. Có người chọn trả tiền vay trong 30 năm, nhưng trả thêm vào món nợ chính (capital) nên hết nợ sớm, trong 10 năm, 20 năm. Số tiền thặng dư này nhà băng sẽ làm gì? Nếu trường hợp kinh tế trì trệ, giữ số tiền mặt to lớn mà không lãi thì coi như lỗ.
Để tránh lỗ nhà băng nới rộng luật lệ cho vay. Không xét lợi tức, không đòi tiền đặt trước, với giá lãi rất cao, cố định trong một hay hai năm đầu (fixed rate), và giá lãi tăng giảm theo thị trường (thường chỉ tăng chứ không giảm và tăng rất cao) vào những năm sau (adjustable rate). Người mua nhà không trả tiền nhà nổi bị mất nhà (default). Để tránh lỗ lã giới tài chánh nghĩ ra một trò chơi mới. Vì ai cũng tin là tiền cho vay mua nhà rất an toàn, nên giới tài chính đặt ra một thứ “bond” (không biết tiếng Việt) (công khố phiếu) có giá trị rất cao, rất an toàn, mức độ “AAA” dựa vào tiền cho vay mua nhà (bond based on mortgage securities). Nhà nước tài trợ những bond (công khố phiếu) này. Nhà nước mua bond (công khố phiếu) của Wall Street, bán cho dân với mức lãi thấp hơn. Dân tin tưởng ở những cái bond (công khố phiếu) này vì tuy lãi thấp nhưng không sợ mất tiền vì có chính phủ đứng sau lưng.
Khi số tiền vay mua nhà không trả trở nên quá lớn, giới quản lý dùng tiền vào công cuộc ăn chơi và trả lương cho các nhà tài chính quá cao, các món nợ xấu nhập nhằng chồng chất vào các món nợ tốt khiến bond cũng trở nên vô giá trị.
Có một số rất ít người nhận ra sự khiếm khuyết này. Họ đánh cược với ngân hàng, 1 ăn 10, ăn 20, ăn 200 trong một khoảng thời gian ngắn nào đó, 1 năm, 2 hay 3 năm, nếu những món nợ tốt (bond AAA) bị biến thành nợ xấu không trả nổi (default). Họ mua với giá 1 triệu lúc này thì khi thua cuộc ngân hàng phải trả cho họ 200 triệu. Sự đánh cược này gọi là “Short.” (Bây giờ thì tôi hiểu chữ short có nghĩa là bán để chạy nợ.) 22 tháng Năm 2019.
Kết quả là họ thắng cược. Năm 2008, nhiều nhà băng đóng cửa, người ta mất việc làm, nhiều người mất tất cả tiền hưu, tiền dành dụm dưỡng già.
Mở đầu phim là câu văn của Mark Twain, đại khái, “không phải cái điều mình không biết làm khổ mình, mà chính là lòng tin chắc chắn bị đặt sai chỗ mới thật là nguy hiểm.”
Sau đây là một số câu trích dẫn trong phim:
Overheard at a Washington, D.C. bar: “Truth is like poetry. And most people fucking hate poetry.”
Nghe lóm trong quán rượu ở Washington D. C.: “Sự thật cũng như là thơ vậy. Và phần lớn người ta rất ghét thơ.”
Phim chửi tục loạn xà ngầu, nghe riết quen tai nên không thấy tục nữa. Bạn không khỏi tự hỏi cái giới thông minh, có học, giàu có sang trọng như thế ăn mặc toàn là com lê đắt tiền mấy ngàn đồng một bộ mà sao ngôn ngữ của họ dơ dáy đến thế.
On screen quotation from Haruki Murakami’s novel “IQ84”: Everyone, deep in their hearts, is waiting for the end of the world to come.
Trên màn ảnh có một câu trích dẫn của Haruki Murakami trong quyển “IQ84”: Tự trong thâm tâm của tất cả mọi người, họ đều chờ đợi sự tận diệt của thế giới.
Thật ra câu này theo tôi hiểu là sự tận diệt của thế giới rồi sẽ đến không tránh khỏi chỉ là sớm hay muộn thôi.
Ben Rickert: If we’re right, people lose homes. People lose jobs. People lose retirement savings, people lose pensions. You know what I hate about fucking banking? It reduces people to numbers. Here’s a number – every 1% unemployment goes up, 40,000 people die, did you know that?
Ben Rickert: Nếu chúng ta đúng, điều đó có nghĩa là nhiều người sẽ bị mất nhà. Người ta mất việc làm, mất tiền để dành dưỡng hưu, mất tiền hưu bổng. Anh có biết điều làm tôi chán ghét cái bọn nhà băng mất dạy là gì không? Đó là giá trị con người bị suy giảm đến độ họ trở thành những con số. Con số là như thế này – cứ mỗi lần tỉ lệ thất nghiệp tăng 1 phần trăm, là có 40 ngàn người chết. Anh có biết điều này không?
Phim này, The Big Short, cùng với The Spotlight, và Trumbo nói lên sự khiếm khuyết, băng hoại của xã hội tư bản.
Trong nỗi lo sợ tài chánh cá nhân, tôi chỉ có một an ủi là ít ra cũng có người dám nói lên sự thật và sự thật cũng được lôi ra ánh sáng. Và xin cáo lỗi, với sự hiểu biết ít ỏi về tài chánh, và giới hạn của ngôn ngữ tôi chỉ viết đơn sơ được như thế thôi. Tôi xem phim hai lần, hiểu hơn trước khi đọc sách xem phim một chút, nhưng vẫn chưa đủ để tóm gọn cuốn sách hay giải thích nhiều hơn. Đề nghị nếu bạn quan tâm đến thị trường tài chính thì nên xem phim cho biết.
Ghi chú: Ngày 22 tháng Năm, 2019. Bond có nghĩa là công khố phiếu. Short sale có nghĩa là bán tống bán tháo để chạy nợ.
( Chuyện Phim Buồn) Đừng nghĩ lờ xa quá Chị Tám ơi! Người ta sao mình vậy, Ở Mỹ không đến đổi đời như những sứ khác trắng tay?
LikeLiked by 1 person
Nhiều người trắng tay nên tự tử đó jcbrea.
LikeLike
“Short là Bán, Long là Mua” trong thuật ngữ thị trường phái sinh chứng khoán, và các loại hợp đồng tương lai trong tài chính (ngoại trừ bảo hợp đồng bảo hiểm). The Big Short đại loại là “Một cú bán vĩ đại”.
LikeLike
Mời Chị Tám và quý vị xem:
LikeLiked by 1 person
Cám ơn jcbrea.
LikeLike
Bond là trái phiếu, vì là một dạng cho vay nợ nên có chính phủ bảo lãnh đằng sau? Khác với stock là dạng góp cổ phần thông qua cổ phiếu.
Còn short theo cháu hiểu là short sales, tức là bán khống: đi vay hàng hoá để bán đi (không là chủ sở hữu thực nên gọi là bán khống) rồi sau một thời gian ngắn mua lại đúng hàng đó (hi vọng lúc này đã tuột giá) để mang đi trả và ăn chênh lệch.
Cháu thấy những người như Lewis có thể viết sách ở mức độ dễ tiếp cận về những lãnh vực như tài chính thực sự là những người quá giỏi!
LikeLiked by 2 people
Thật là cám ơn cháu. Cháu làm việc cho Wall Street đấy à? Đúng là Lewis viết dễ hiểu, cho lay people đọc. Ông là financial journalist nên viết về tài chính là sở trường của ông.
LikeLiked by 1 person
Ôi trời, ko ạ o_o
LikeLiked by 1 person
Cháu xem phim này lúc đầu vì thích anh Bale. Xem xong thấy hoang mang vô cùng.
LikeLiked by 1 person
Tôi thì không rành tiếng Anh lắm, từ ngữ tài chính càng mù tịt. Nhưng thấy nhan đề phim này dịch sang tiếng Việt là Đại Suy Thoái (hoặc có thể hiểu là Đại Khủng Hoảng) về kinh tế phạm vi toàn cầu.
Short tiếng Anh còn có nghĩa là “sự dừng lại”, tương đối phù hợp với nghĩa tiếng Việt đã dịch.
Viết vài dòng gửi Bà Tám tham khảo.
LikeLiked by 1 person
Cám ơn DungNobita.
LikeLiked by 1 person
Hihi, đọc kỹ lại, mới thấy Nô tui còm trật đề bài.
LikeLiked by 1 person
Em cũng vừa xem The Big Short khoảng 1 tháng trước. Em xem xong phải đọc về CDO, vay dưới chuẩn…. Xem phim xong em chỉ nói là phải xem lại.
LikeLiked by 1 person
Phim dễ hiểu, nếu có thể tìm được sách, em đọc thêm cho biết về tài chánh về vay nợ ở Hoa Kỳ. Thế nào rồi cũng có người ở VN bắt chước. Những người thật thông minh đầy trí tuệ khi họ tham lam thì cũng khủng khiếp vô cùng. Họ làm cả sụp đổ tài chánh, cạn kiệt người nghèo và gián tiếp giết biết bao nhiêu người.
LikeLike