Bonsai tiếp theo

nghệ thuật bonsai

Nghệ thuật Bonsai: Thực hành và thưởng thức cùng với chuyên gia bảo tàng viện Julian Velasco.

Học hỏi truyền thống, kỹ thuật, và cách săn sóc cây kiểng của nghệ thuật cổ truyền này trong khi bạn sáng tạo cây bonsai của riêng bạn, bằng một phương pháp sẽ làm bộc lộ vẻ đẹp tinh thần độc nhất vô nhị của cây.

bảng giới thiệu nghệ thuật bonsaiKhi tôi thiết kế từng cây, tôi cố gắng thể hiện tinh thần của cây ấy, với hy vọng sẽ khơi dậy hình ảnh môi trường thiên nhiên thật đặc sắc. Lời của chuyên viên viện bảo tàng Julian Velasco.

Bonsai nhiều khi bị hiểu lầm là chỉ cần giới hạn sự tăng trưởng của cây. Người ta cho rằng số tuổi của cây mới quan trọng, không để ý rằng bonsai thể hiện những khoảnh khắc xảy ra trong thiên nhiên. Bonsai kết hợp nhuần nhuyễn cách trồng cây và sự am hiểu tính chất thiên nhiên của từng loại cây.

Những cái chậu cây nông cạn này rất cần thiết để không khí có thể luồn qua rễ cây. Đất phải xốp và tơi, dễ thóat nước để rễ cây mọc sợi nhuyễn hơn và không bị úng nước. Hằng năm, hay vài ba năm một lần, bonsai lại được thay qua cái chậu khác, rễ cây được xén bớt, thay đất mới. Dần dần, rễ cây mọc dày hơn giúp cho cây hút nước và chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.

Rễ dầy khuyến khích tàng cây mọc rộng hơn, rễ nhuyễn hơn sẽ giúp lá cây mọc nhỏ hơn. Đến khi cây trưởng thành, bonsai sẽ trở nên hòa hợp, nó sẽ tin rằng nó là cái cây cao ba mươi feet (tương đương với mười mét) trong phong cảnh thiên nhiên. Từ đó, cách săn sóc bonsai sẽ chú trọng đến việc duy trì sự cân bằng rất tế nhị của năng lượng.

Theo Wikipedia, bon có nghĩa là cái mâm, cái khay, hay cái chậu thấp; sai có nghĩa là trồng cây. Bonsai hiểu đơn giản là trồng cây trong mâm trong chậu. Bây giờ người Mỹ dùng chữ bonsai cho loại cây kiểng, tuy nhỏ bé nhưng có hình dáng của cây to già. Bonsai phát xuất từ Trung quốc nhưng phát triển mạnh ở Nhật. Năm 970 có một nhà văn, Utsubo Monogatari, tuyên bố trong tác phẩm The Tale of the Hollow Tree, “cây mà để tự lớn lên thì không có gì gọi là tao nhã. Chỉ khi nào nó được con người chú ý uốn nắn, săn sóc thành ra hình này cảnh kia thì mới có thể làm xao động tâm hồn của con người.” Có lẽ từ đó người ta bắt đầu yêu mến môn trồng cây tốn sức tốn tiền này. Thật là nghề chơi cũng lắm công phu.

Đủ nhiều công sức và được sự chú ý của cả một quốc gia và qua nhiều thế hệ, lưu lại vài ba tác phẩm lớn về ảnh hưởng của bonsai. Có một vở kịch Noh của Nhật tựa đề Hachi-no-ki (The Potted Trees) của Zeami Motokiyo lưu lại rằng có một vị samurai rơi vào tình trạng nghèo khốn, để sưởi ấm một vị thiền sư tạm trú trong đêm đông, đã đem chụm lửa ba cây bonsai quí giá của ông. Vị thiền sư này thật ra là một lãnh chúa giả dạng. Về sau để tri ân hiệp sĩ, lãnh chúa tặng cho hiệp sĩ ba vùng đất, mỗi vùng đặt tên theo một cây bonsai đã bị đem chụm sưởi ấm cho lãnh chúa. Ba cây này là ume (plum= mơ mai), matsu (pine=thông), và sakura (cherry=anh đào).

8 thoughts on “Bonsai tiếp theo”

Leave a comment