Bài thơ cuối cùng – Apocrypha

Mời bạn xem một đoạn phim ngắn tựa đề “Apocrypha” của đạo diễn Andrey Zvyagintsev, trong tuyển tập phim ngắn “New York, I Love You.”

Tôi không tìm được bản có phụ đề tiếng Anh, dù phim nói tiếng Anh. Tóm tắt phần đầu, những câu đối thoại tiếng Anh (dành cho một vài người bạn của tôi ở VN thích nghe tiếng Việt) cho chúng ta biết. Cậu bé cuối tuần đến nhà người bố, mượn cái máy quay phim, hứa thứ Hai sẽ mang đến trả. Người bố hỏi mẹ khỏe không. Cậu bé trả lời mẹ bình thường. Hai bố con chia tay nhau. Họ vừa có vẻ xa lạ, ngỡ ngàng, vừa có vẻ như muốn ở gần nhau thêm chút nữa, muốn nói cái gì đó, muốn bày tỏ thêm chút tình thân. Khi ra khỏi nhà, có một cô gái đến hỏi tìm một người đàn ông nào đó sống trong cái building này. Cậu bé vì không sống ở khu nhà này nên trả lời “Tôi chưa hề nghe tên ông ấy.” Điều đáng chú ý là cậu bé đã không trả lời. Tôi không sống ở đây nên tôi không biết.

Cậu bé mang máy quay phim ra bờ sông, có vẻ như là dòng sông Hudson chảy ngang qua thành phố New York. Và cậu tình cờ quay được một đoạn phim của hai người. Đến đây thì bạn có thể đoán được cốt truyện phim vì hầu hết toàn bộ phim có rất ít đối thoại. Tôi có thể đoán được một vài chữ bằng cách đọc trên môi của người đàn bà, như please vẻ van nài, năn nỉ. Và Why, đòi người đàn ông giải thích.

Trong phim có một bài thơ tiếng Anh, tạm dịch:

Chàng là hướng Bắc, hướng Nam, hướng Đông, hướng Tây của tôi,
Là những ngày làm việc trong tuần, và là ngày Chủ Nhật nghỉ ngơi,
Chàng là giờ nghỉ ăn trưa, là nửa đêm, là chuyện trò, bài hát
Tôi ngỡ tình yêu là vĩnh viễn: nhưng tôi đã lầm.
Giờ đây, những vì sao không còn được yêu mến, dập tắt từng chiếc.
Xếp xó mặt trăng, và tháo bung mặt trời;
Rót cạn đại dương và quét sạch rừng thẳm
bởi vì bây giờ không còn gì đáng giá nữa

Và sau đó là tấm ảnh của hai người, ở trang có đánh dấu đoạn thơ. Apocrypha là một đoạn văn, hay một đoạn thơ, hay một đoạn kinh thánh, không biết ai là tác giả, thường được trích dẫn trong những tác phẩm kinh điển hay thánh kinh.

 

4 thoughts on “Bài thơ cuối cùng – Apocrypha”

  1. Kính chào chị Hải Hà,
    Tôi mạo muội bổ sung một chút về phim này.
    Hai cha con nói chuyện bằng tiếng Nga.Cha hỏi, mẹ thế nao? Con đáp: Bình thường. Người phụ nữ đến hỏi:” Ông Iosip Brodsky sống ở đây phải không? Cậu nói không biết ông ta là ai.Con ra sông quay phim. Những cảnh quay được chính là tình cảnh gia đình của cậu bé hiện thời. Khi xuống xe, cậu tình cờ nhặt được tập thơ I.Brodsky mà đôi tình nhân kia bỏ quên( có ảnh của họ trong quyển sách).
    Đạo diễn người Nga. Từng được giải Vàng ở festival film Venice. Xin chị lượng thứ . Chúc chị vui.

Leave a comment