
Dù đang ở trong tình trạng tẩy chay Trung quốc tôi cũng thấy có cái gì đó không ổn thỏa với chính mình. Sao đầy vẻ kỳ thị chủng tộc như thế này. Bản thân mình không thích bị kỳ thị sao lại kỳ thị người khác. Không phải người Trung quốc nào cũng xấu. Họ cũng là những người buôn bán làm ăn mà. Silver rule là đừng làm những gì cho người khác điều gì mình không muốn người khác áp đặt lên mình. Tôi không thể nào tẩy chay thơ Đường, và vẫn còn muốn có dịp nào đó đi thăm năm ngọn núi của Trung quốc được nhắc nhở trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Thôi thì gác sự tẩy chay qua một bên.
Tôi nói, “mình đi xem phố Tàu đi. Cô Tr. và cô Th. thích mua trái cây Việt Nam.”
Ông Tám nói, “Toronto có đến ba phố Tàu. Muốn xem phố nào.”
Ai mà biết phố nào ra phố nào. Tôi nhớ lần đi xa xưa, 2004, có đi cái phố Tàu có cái cổng hoành tráng nên nói. Đi phố nào có cái cổng đó. Ông Tám quên mất tiêu rồi nên lần này cái cổng nhỏ tí không giống cái phố kia.
Buổi trưa, đi ăn, thấy tiệm nào cũng đông, sắp hàng dài. Giao cho cô út nhà tôi chọn chỗ ăn, mỗi người một ý kiến, nên đi bộ rã cả chân mà chưa tìm được chỗ nào ưng ý. Dim Sum đi. Bánh mì Nguyên Hương kìa. Ăn nhanh và gọn còn đi chỗ khác nữa. Buffet đi, ăn được nhiều món. Cô Tr. muốn ăn cái gì có nước và rau, kiếm lẩu hay hot pot của Hàn đi.
Đúng là nhiều sãi thối ma. Cuối cùng chúng tôi vào một tiệm bán mì. Tôi ưa mì nước tại vì ăn phở mãi muốn thay đổi không khí. Đi tám người, bị chủ tiệm bắt chờ cả nửa tiếng ngoài trời nắng. Tôi nói, chia ra làm hai bàn, mỗi bàn bốn người thì nhanh hơn. Chủ tiệm nói, thêm vài phút nữa tôi quí vị sẽ được ngồi ăn chung với nhau.
Trong khi chờ bàn ăn, tôi nhìn thấy một đám người, ăn mặc đẹp sang trọng đi chợ, nói tiếng Việt. Họ mua trái cây Việt, trả bằng Mỹ kim. Giá hối suất chính thức 100 Mỹ kim bằng 131 đồng Canada. Cô trả giá 129. Người bán hàng chỉ chịu giá 120.
Tô mì vịt làm tôi nhớ thời còn đi học ở Philadelphia. Tôi và một nhóm bạn Việt Nam thỉnh thoảng kéo nhau đi ăn mì vịt ở phố Tàu Phila. Thời nghèo khó, tô mì bảy tám đồng thật là ngon. Tô mì hôm ấy cũng ngon. Gợi nhớ cả thời ăn mì Hải Ký ở Hàng Xanh Thị Nghè, gần nhà cô bạn học đã chết vì ung thư vào năm 1977 hay 78. Nhớ cả những lần đi ăn mì vịt với ông Tám ở New York sau mỗi học kỳ. Lần ấy nhìn thấy ông Mỹ cầm đũa thật điệu nghệ tôi suýt soa mãi.
Tiệm đông khách. Có hai cô gái Á Châu. Một cô da trắng bóng như sứ trắng. Cô kia da không đẹp bằng nhưng cũng không phải là không đẹp. Cô lại có dáng cao mảnh mai, tóc thắt french braid rất đẹp. Hai cô nói chuyện liến thoắng rôm rả. Chẳng biết nói gì vì họ nói tiếng “ngoại quốc.” Một anh Tây cao lớn, mang ba lô lỉnh kỉnh, bụi bặm, bước vào; có lẽ đi du lịch bụi ở đâu mới đến đói bụng nên vào ăn. Ở xéo góc, nhưng ngay tầm nhìn của tôi có ba cậu bé, chừng chưa đến ba mươi. Một cậu Á châu, tóc ngắn, mặt xương, mắt nhỏ. Trông cậu giống như một anh thầy tu người Miến Điện, (hay Tây Tạng, tôi cứ nhầm nhập nhằng họ với nhau) rất điển trai. Cậu ngồi bên cạnh cậu Á châu là một anh da trắng người hơi béo, có bụng, tóc xoăn, có vẻ hiền lành, dễ dãi, vui tính. Ngồi đối diện với hai cậu này là một cậu có vẻ như Ấn độ hay Trung Đông. Tóc đen, quăn. Cậu ngồi đưa lưng về hướng của tôi nên tôi không nhìn thấy mặt. Vai ngang to, đỉnh đầu hơi vuông vì mái tóc, tôi đoán cậu cao hơn hai cậu kia. Nhìn vẻ cân xứng của vai và đầu, có lẽ cậu cũng đẹp không kém gì cậu Á châu. Ba người nói chuyện liên tu bất tận, rất vui. Cậu giống người Ấn ăn xong gọi thêm một đĩa mì nữa. Hai cậu Á châu và da trắng cũng đụng đũa vào đĩa mì, gắp chĩa thức ăn. Trông họ, tôi đóan có một tình bạn rất thân thiết giữa ba người.
Chỉ có thế, nhưng nhìn thấy tình bạn giữa ba người trẻ tuổi, khác chủng tộc, ngay trong phố Tàu trên đất Canada bỗng thấy ấm lòng.
Ở Toronto, tôi không nhìn thấy sự nghi ngờ, đề phòng, đầy sợ hãi như tôi nhìn thấy ở Hoa Kỳ. Người dân có vẻ thoải mái, tin cậy, dễ chịu hơn. Phố Tàu thoáng, sạch, ngăn nắp hơn phố Tàu ở New York.
Cháu thích lối viết của cô quá, câu chữ nhẹ tênh giản đơn mà mang nặng ý nghĩa thâm thúy trong đó 🙂
Dù có tẩy chay thế nào thì cháu thật sự vẫn muốn một lần được đến Vạn Lý Trường Thành, được chiêm ngưỡng một kỳ quan của thế giới 🙂
LikeLiked by 1 person
Cám ơn cháu. Dĩ nhiên nếu có dịp cô cũng đi xem Vạn Lý Trường Thành.
LikeLiked by 1 person
There’s a difference between multiculturalism in Canada and in the US. In Canada, it means the country is “a mosaic of cultures”, whereas in the US it’s a “melting pot”.
LikeLiked by 1 person
In Canada, foreign cultures are able to preserve their identities while in the United States they are blended in with the mainstream? I will pay more attention to this observation.
LikeLike
“Multiculturalism in Canada is the sense of an equal celebration of racial, religious and cultural backgrounds. Multiculturalism policy was officially adopted by Pierre Trudeau’s government during the 1970’s and 1980’s.”
“The melting pot is a metaphor for a heterogeneous society becoming more homogeneous, the different elements “melting together” into a harmonious whole with a common culture. It is particularly used to describe the assimilation of immigrants to the United States. The melting-together metaphor was in use by the 1780’s.”
Source: Wikipedia
Hope this helps.
Vivian
LikeLiked by 1 person
Perfect. Thank you.
LikeLike
Em thích không khí ở Canada, nó có vẻ trong lành hơn ở Mỹ, hay ít ra là ở TX đó chị . Mùa hè, người ở đó đi shopping đông như đi hội, mấy cô gái mặc quần short cực ngắn nhìn cũng rất … sexy (oops, em chỉ thấy sao nói vậy thôi, chị mà nghĩ em … đa hệ là chết em 🙂 )
LikeLiked by 1 person
Chị chưa đi shopping ở Canada. Thấy đời sống ở đó có vẻ chậm rãi dễ chịu hơn ở New York.
LikeLike