Ngõ hẻm Kerouac

Lần đi San Francisco này tôi được hỏi muốn đi chỗ nào. Tôi chọn ra ba chỗ. Vườn thiền (khác với vườn trà Nhật Bản), ngõ hẻm Jack Kerouac, và Salinas quê hương của John Steinbeck nằm ở chỗ khác không thuộc về SF nữa. Đi có mấy ngày đi đâu cũng mất cả ngày lái xe.

Từ Nam California đến San Francisco lượt đi tôi đi đường (hình như) I 105. Khi quay lại đi đường US 101. Cả hai đường đều có phong cảnh đẹp, rất tiếc không phải tay chụp ảnh tài ba, lại không muốn làm phiền ông lái xe, và không phải cứ thấy cảnh là chụp ảnh đẹp được. Những bức ảnh phong cảnh tuyệt đẹp đòi hỏi công sức lặn lội, kiên nhẫn, và tài ba của người chụp ảnh. Đường I 105 đi ngang những đồi cát dài bất tận. Có lẽ các phim viễn tượng như The Martian hay Star Wars chẳng cần đi đâu cho xa cứ quay phim ở đây. Đẹp hoang dã. Lạc vào đó chết dễ như chơi, không chết vì nóng thì chết vì lạnh.

img_0930
Hẻm Jack Kerouac

Đòi đi xem ngõ hẻm Kerouac vì tôi là người đọc sách và tò mò dù tôi không cảm được thơ văn của The Beat Generation. Tôi đọc hết quyển On the Road và xem phim này. Không thấy hay. Giản dị thôi. Vì tôi không thuộc lứa tuổi này, không lớn lên trong văn hóa của thế hệ này. Là phụ nữ, ăn chắc mặc bền, tôi rất sợ những trải nghiệm với cần sa ma túy mà các nhà văn thuộc về The Beat Generation phơi trải trong tác phẩm của họ. Với Jack Kerouac là những cuộc tình ngắn ngày trên con đường phiêu lưu từ Đông sang Tây, vượt chiều rộng của nước Mỹ. Ngày xưa, thập niên bốn mươi, những cuộc vượt đường dài vẫn còn khó khăn và nhiều mời gọi. Và với những chàng trai trẻ rất nghèo, chuyến đi như thế đủ gây cảm hứng cho người viết và lan sang người đọc. Tôi thì nghĩ khác, đi chơi, đọc sách, viết văn, thì là những cảm nhận rất cá nhân, như làm tình. Đọc kinh nghiệm của người ta thì cho biết chứ dù sao mình cũng phải tự đi, đọc, và viết bằng chính cảm nhận của mình.

Khi tôi đến ngõ hẻm mang tên nhà văn Jack Kerouac, cái đầu tiên đập vào mắt tôi là bức tranh tường màu sắc sặc sỡ này. Đang đi đến là hai người nói tiếng Anh với dấu giọng của người phía Bắc nước Anh, tôi đoán Irish hay Scotish. Họ có chêm tiếng địa phương vào. Có lẽ đây cũng là những người viết văn và người ta tìm đến xem nơi đã một thời làm nổi tiếng với những buổi đọc thơ của Jack Kerouac trong tiếng kèn tiếng đàn jazz của những năm 40 và 50.

Phía sâu trong hẻm có ít nhất là hai người homeless đang nằm ngủ. Hẻm nồng nặc mùi “tiểu đường.”

img_0931
Nhà thờ Thánh Francis of Assisi

Đây là nhà thờ cổ nhất của khu phố North Beach có mặt từ năm 1849. Mỗi tuần Chủ Nhật có hòa nhạc miễn phí.

img_0922
Bức họa trên tường ở góc đường Columbus và Grant, nêu lên những nét đặc biệt về âm nhạc được trình diễn của khu phố này.
img_0928
Quán cà phê nổi tiếng Vesuvio Café

Đối diện với bức tranh tường trong ngõ hẻm Jack Kerouac là quán cà phê Vesuvio, ngày xưa điểm tụ tập của nhóm nhà văn The Beat.

img_0923
Nhà sách chuyên bán sách về The Beat Generation

Nhà sách kiêm nhà xuất bản City Lights là nền móng của nhóm nhà văn The Beat Generation. Nhà xuất bản trở nên nổi tiếng nhờ quyển thơ Howl của Allen Ginsberg, bị cấm vì tục tĩu và “drug inspired”. Đây cũng là nơi xuất bản sách của Jack Kerouac như On the Road, Vision of Cody, và Doctor Sax. Nhìn vào cửa kính tôi thấy có quyển Dharma Bum và một vài quyển khác. Nhà văn Kerouac và nhóm the Beat được cho là quảng bá về Thiền. Vào những năm 40 và 50, Thiền vẫn còn rất mới mẻ với người Hoa Kỳ, và mấy ông nhà văn The Beat này đã làm thơ phát biểu về Thiền, một quan niệm về cuộc sống, không hẳn là tôn giáo cũng không là triết lý, mà mãi đến bây giờ cũng chẳng ai dám tuyên bố là tôi biết rõ về Thiền. Với những quan niệm đôi khi nghịch lý, rất mù mờ, cảm nhận nhiều hơn là hiểu, ai cũng có thể cho rằng mình biết Thiền. Các nhà văn The Beat cũng vậy.

Chắc bạn sẽ tự hỏi, như tôi đã tự hỏi, The Beat Generation là gì. Thế hệ The Beat bao gồm một số nhà văn, bạn bè với Allen Ginsberg và Jack Kerouac, như William Burroughs, Herbert Hunckle, “những người thuộc thế hệ lớn lên trong thời hậu chiến của Thế chiến thứ Hai, bị ảnh hưởng chiến tranh lạnh với Nga, không tha thiết với tình cảm cá nhân, quan hệ dễ dãi với xã hội và tình dục.”  Jack Kerouac đã đưa ra định nghĩa này trong Random House Dictionary.

7 thoughts on “Ngõ hẻm Kerouac”

  1. Điều thú vị nhất khi con đọc On The Road là biết thêm được nhiều nghệ sĩ nhạc jazz da màu thời xưa, từ đó con biết thêm được nhiều nhạc rất hay. Nhờ bài cô viết con mới biết On The Road cũng có phim, không biết phần âm nhạc được xây dựng trong phim có sinh động như trong truyện không nữa 🙂

    Liked by 2 people

    1. Cô xem lâu quá rồi nên không nhớ phần âm nhạc. Jack Kerouac yêu thích jazz, ngay cả những bài thơ của ông, ông cũng cho là mang âm hưởng, tính cách jazz. Để hôm nào cô xem lại. Chẳng biết cô có nhân duyên gì mà cứ lượm được sách viết về Jack Kerouac và nhóm The Beat Generation. Chắc là có nhiều người mua sách về loại này, về sau thấy nhảm quá nên đem bỏ 🙂

      Like

  2. Đọc bài viết nầy của chị, mà Nguyenmk thấy hổ thẹn vô cùng, đi đến khu vực Jack Kerouac không biết mấy nhiêu lần và cũng và nhà sách City Light ngồi đọc ké cũng có, mua sách về cũng có. Ấy vậy, mà chẳng biết gì một chút tiểu sử nơi đó. Ngưỡng phục chị vô cùng và nhờ bài viết nầy mới biết thêm cái đam mê văn chương ở chị. Cảm ơn Bà Tám, thân chúc hai ông bà luôn hạnh phúc, khỏe và an vui luôn.

    Liked by 1 person

Leave a Reply to Bà Tám Cancel reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s