Có một hôm tôi nổi hứng muốn lang thang một mình ở thành phố New York nên, tôi làm Tư Ếch đi New York. Để đến vườn Bách Thảo của New York tôi đáp xe lửa từ chỗ tôi ở đến thành phố tôi làm việc đi chuyến đặc biệt vào thẳng trạm Penn của NY. Từ trạm Penn tôi đi bộ đến Grand Central Terminal. Ghé vào tiệm Dunkin Donut mua một cái bánh croissant loại mới ra có Boston Cream bên trong, nửa như donut nửa như croissant. Thêm một ly cà phê sữa. Đã uống cà phê ở nhà nhưng vẫn làm thêm ly nữa để có sức đi. Hai tay có thức ăn, cái backpack đựng máy chụp hình và điện thoại đeo trên lưng, nên có vài chỗ thấy muốn chụp ảnh mà không chụp được. Định bụng để chuyến về sẽ chụp nhưng rồi quên. Tôi để ý, hế thấy cái gì hay muốn chụp ảnh là phải làm ngay, để lỡ là sẽ không còn cơ hội gặp lại nữa. Có khi gặp lại thì cái cảm xúc hay suy nghĩ của mình đã khác. Không ai có thể tắm lại trong cùng dòng sông là thế, phải không?
Trên con đường về từ Grand Central Terminal về Penn Station tôi đi trên the Fifth Ave. Một trong những con đường có nhiều cửa hàng bán quần áo đồ trang sức giày dép đắt tiền nhất thành phố và “có lẽ” nhất thế giới luôn. Nhấn mạnh chữ có lẽ bởi vì nước Mỹ hiện nay không còn giàu nhất thế giới nữa. Và có những nước khác rất giàu mà không phô trương ra như Canada chẳng hạn. Thành phố New York cũng đầy ghẻ chóc lở lói chắp vá tùm lum. Còn Central Park đẹp đẽ như thế nhưng nồng nặc mùi phân ngựa của những cỗ xe ngựa đưa người đi dạo. Dọc theo hàng rào bằng đá của Central Park cũng nồng nặc mùi của những người mắc bệnh tiểu đường.
Thôi để tôi quay lại chuyện về người kỳ cục, kẻo quên. Trên con đường giàu sang tráng lệ tôi thấy có nhiều hành khất, tật nguyền, trời hôm ấy khá lạnh. Buổi chiều trời ấm hơn. Tôi đi thong thả, ngắm cảnh, một phần vì đi cả ngày đã mỏi rồi. Có một cô đi vượt qua tôi rất nhanh, dáng đẹp, ngún nguẩy; cái kiểu ngún nguẩy của những cô gái đi giày cao gót rất cao, chiếc giày có lẽ hơi rộng một tí nên phải đi làm sao cho nhanh nhưng chiếc giày không rơi ra. Cô mặc một cái áo “dress” màu trắng ngà, không dày lắm nhưng chắc vừa đủ ấm nên không cần phải mang giày ủng dấu đôi chân.
Bỗng dưng, một người đàn bà khác rượt theo cô, ném một cái hộp gì đó trước mặt cô. Cô gái không cầm, cái hộp rơi xuống mặt đường, cô gái vẫn tiếp tục đi nhanh. Tôi chắp nối câu chuyện. Người đàn bà rượt theo cô gái là một người không nhà. Tôi đoán là không nhà vì bà có một cái xe đẩy chất đủ thứ đồ có lẽ là “cái nhà” của bà. Cái hộp của cô gái là một cái hộp nhựa trong, bên trong có cái gì đó giống như bánh màu vàng sậm, nhác trông giống như loại bánh có một lớp dứa nướng vàng, đẹp và ngon. Có thể là một món salad. Có lẽ cô mua mà không ăn hay ăn không hết nên cầm về. Thấy người đàn bà không nhà đang ngồi nhắm mắt lim dim cô bèn tặng hộp thức ăn cho bà. Người đàn bà không muốn nhận nên đuổi theo trả lại. Người tặng không muốn nhận lại món quà đem tặng. Món quà rơi lông lốc trên mặt đường, may là hộp khá kín nên không đổ tung ra.
Người đàn bà tuy không nhà nhưng không phải là hành khất, không muốn ăn cái món ăn trong hộp có lẽ vì bà đã no, hay không thích món ăn này. Thậm chí có lẽ bà bực mình vì bị xem là hành khất. Cô gái chắc cũng bực mình mắc cỡ vì bao nhiêu cặp mắt đổ vào cô và lòng tốt của mình bị từ chối.
Hai người đàn bà này cho tôi một dịp suy nghĩ. Lòng từ thiện đặt không đúng chỗ? Hay người tặng đã tặng không đúng cách, không đúng lúc.
Với New York, một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, thì chuyện này có lẽ bình thường bởi thượng vàng hạ cám đều có đủ! Ở trạm VRE ở L ́Enfant này cũng có một ông homeless, người đồng nghiệp của tui hay dừng lại cho 2 điếu thuốc, còn tui không dám cho chi hết, dù có khi dư cả nửa cái pizza trong back pack!
LikeLiked by 1 person
Hôm nào thử mời ổng pizza lén lén tặng thêm lon bia. Hỏi trước coi ổng có muốn ăn pizza nguội không kẻo ổng rượt theo trả lại thì mất công giận ổng 🙂
LikeLiked by 1 person
Re: The US & Canada
An unrelated but rather interesting note on the relationship between the US and Canada: the late Canadian prime minister Pierre Elliot Trudeau once said, “We’re in bed with an elephant. When it sneezes, we get a cold.”
LikeLiked by 1 person
Thanks for your comment. I think that Canada is by itself an elephant too. Canada is a good neighbor of America, so far.
LikeLiked by 1 person
Vài thiển nghĩ về đoạn cuối của bài “Những Người Làm Tôi Suy Nghĩ”
Của Bố Thí và Cách Bố Thí
Ngày xưa có một vị quan đi đường gặp một người hành khất. Vị quan bèn cho dừng xe ngựa, bước xuống và ân cần trao tiền tận tay người hành khất. Có người cười bảo rằng cần gì phải làm như vậy, nhưng vị quan ấy nói: “Của bố thí tạo nên phước, và cách bố thí tạo nên đức. Hai điều này khác nhau.”
Thuở trước trong bài học thuộc lòng ở tiểu học về lòng bố thí có mấy câu:
“… Thương người đói rách nằm lê lề đường,
Không cơm áo, thiếu tình thương,
Đi qua rảo bước không nhìn sao cam…
…….
Tiền quà nhịn bớt mà đem đỡ đần,
Ngọt ngào không họ tủi thân,
Của cho đã ít, lòng cần nhiều hơn.”
LikeLiked by 2 people
Another Form of Charity: STEM-CELL DONATION
If you have time, perhaps you might want to listen to the following heart-warming documentary aired on CBC Radio on October 23, 2016 about the positive effects of stem-cell donation.
“Dear Jay. I am the person whose life you saved – an Alisa Siegel documentary – Home / The Sunday Edition / CBC Radio October 23, 2016”
http://www.cbc.ca/radio/thesundayedition/pets-aren-t-people-trump-voters-canadian-meets-stem-cell-donor-who-saved-her-life-monet-s-water-lilies-1.3813712/dear-jay-i-am-the-person-whose-life-you-saved-an-alisa-siegel-documentary-1.3813732
And afterward, perhaps you might want to participate in the local drive for stem-cell registry. Who knows, you might just one day receive a phone call from the blood agency … You might save one life … Just a thought!
LikeLiked by 2 people
Great thought!
LikeLiked by 1 person
Đọc chị viết em chợt nhớ đến câu tục ngữ: Của cho không bằng cách cho. Chị viết giản dị mà rất thấm. Hôm nay trên em đang mưa lắm, ngắm mùa Thu của chị mà thích thú quá.
LikeLiked by 2 people
Cám ơn Kim. Mình cũng ngẫm nghĩ thấy các cụ nhà mình nói đúng. Của cho không bằng cách cho. Ở đây, cô gái ấy không vô lễ trong cách cho, nhưng không đúng ở chỗ khi nghĩ rằng hễ người ta không nhà thì người ta cần thức ăn (có thể) thừa.
LikeLiked by 2 people