A Clock Ticks at Christmas của bà Patricia Highsmith. Truyện do Nguyễn thị Hải Hà dịch đăng ở Gió O.
Patricia Highsmith (1921 – 1995) sinh ra ở Fort Worth, Texas nhưng sống ở Pháp và Thụy Điển, phần lớn. Tác phẩm đầu tay của bà Stranger on the Train được đạo diễn Alfred Hitchcock làm thành phim năm 1950. Tuy thành công và nổi tiếng rất sớm ở Châu Âu, giới xuất bản và nhà văn ở Hoa Kỳ làm ngơ với bà. Truyện của bà có khuynh hướng đen tối, sát nhân, bạo lực (noir fiction). Nhân vật của bà, cả nam lẫn nữ, đều giỏi lên kế hoạch, âm mưu, thủ đoạn. Sở trường của bà là có thể biến một tình huống bình thường thành một môi trường chín mùi cho một cuộc sát nhân với biến chuyển tâm lý của nhân vật thật tinh tế. Với ngòi bút của bà, một con ngựa cũng có thể trả thù cho người chủ hiền lành và loại trừ một tên ma đầu đại gian ác. Bên cạnh Stranger on the Train, ở Hoa Kỳ, tác phẩm của bà được chuyển thành phim có Carol dựa vào tiểu thuyết The Price of Salt, và The Talented Mr. Ripley.
Hằng năm, vào dịp Giáng sinh tôi thường cố chọn vài truyện Giáng sinh tôi thích để giới thiệu với độc giả. Một việc làm xem có vẻ dễ dàng nhưng thật ra khá khó khăn. Điểm thứ nhất là có quá nhiều truyện. Thứ hai, truyện hay nhưng dài quá. Thời buổi điện tử và facebook, truyện dài kén độc giả. Truyện Giáng sinh thường xoay quanh một số chủ đề, tin hay không tin vào ông già Noel, còn gọi là Santa Claus, Kris Kringle, v. v… . Một chủ đề khác là kêu gọi lòng vị tha, thương người nghèo, san sẻ cái giàu có, tha thứ những hờn giận oán ghét trong quá khứ. Phải công nhận là chủ đề Giáng sinh đã được khai thác tận cùng. Một tác phẩm mới muốn được độc giả chú ý, phải có gì đó vượt qua cái giới hạn văn chương của những nhà văn lừng lẫy trong quá khứ đã tạo nên. Nói về lòng vị tha hay bần tiện của con người, chắc không ai có thể dám so sánh với Charles Dickens qua The Christmas Carol, hay Oliver Twist.
Tôi gặp truyện ngắn A Clock Ticks at Christmas từ nhiều năm trước nhưng không chọn dịch vì nó dài. Tôi thích truyện này vì cái tính nhị nguyên của nó và không đi theo truyền thống hiền lành vị tha ngọt ngào như thường thấy trong truyện Giáng sinh. Bà Patricia Highsmith đã tài tình diễn tả sự đối xứng của hai nhân vật giàu-nghèo, nam-nữ, hào phóng – keo kiệt. Sở trường của bà, phân tích tâm lý nhân vật thật tinh tế, cái lý do xô đẩy họ đi đến quyết định thi hành một điều tối tăm hay tàn ác, như trong The Stranger on the Train, hay The Talented Mr. Ripley, cũng xuất hiện trong truyện ngắn A Clock Ticks at Christmas.
Tôi có cảm tưởng tác giả bênh vực Michèle, nàng đã có lòng yêu thương trẻ em nghèo khó. Tuy nhiên nếu đặt mình ở cương vị của Charles tôi hiểu tại sao Charles tức giận. Phản ứng của chàng cũng không bất bình thường. Tôi không thể truyền đạt được ý nghĩa của chữ ticks trong tựa đề. Nó chỉ là tiếng tíc tắc của cái đồng hồ, nhưng tôi có cảm tưởng tôi nghe tiếng tíc tắc của một trái bom đặt nổ đúng giờ, để phá tan nát một cuộc hôn nhân lỗi nhịp.
Wow! Chị viết chỉ một đoản văn thôi mà giới thiệu đủ để gây được sự tò mò 🙂
LikeLiked by 2 people
Cám ơn em.
LikeLiked by 1 person
Film Carol ngày đó cháu đã xem quá, được khá nhiều đề cử Oscar, có lẽ bao giờ có time phải xem lại để hiểu thêm về Patricia Highsmith mới được 🙂
LikeLiked by 2 people
Có lẽ Carol là tiểu thuyết duy nhất chất chứa nhiều tình yêu nhất dịu dàng nhất trong truyện của bà Highsmith. Hình như đó là tiểu thuyết thứ hai của bà, viết ra nhưng không được xuất bản vì mang tính chất đồng tính luyến ái, một thời gian khá lâu. Cô chưa đọc cũng chưa xem phim.
LikeLiked by 2 people
vâng film đó có Cate Blanchett đóng, yêu 1 cô trong fim cũng là nữ. thời đó có lẽ LBGT vẫn là 1 thứ gì đó ko đc ng ta hoan nghênh.
LikeLiked by 2 people
Tác giả của Heroine mà cháu từng dịch đây mà :-O
LikeLiked by 1 person
Thế là gặp người cùng sở thích rồi. Cô thích truyện của bà này. Người ta bảo bà có máu ác. Ác mới hay.
LikeLiked by 1 person
Giọng văn của bà đều đều mà cứ làm mình sợ :))
LikeLiked by 1 person