Tôi có hai chuyện muốn nhắc nhở các bạn xa gần hãy cẩn thận.
Tôi nhận được một cái text, bảo rằng thẻ ngân hàng debit của tôi bị khóa tạm thời. Tôi lập tức nghi ngờ. Tôi ít khi dùng thẻ debit. Đang ngồi trên xe lửa tôi thấy lo lắng. Text có số điện thoại bảo tôi hãy gọi ngay. Tôi có đăng ký với ngân hàng để được thông báo ngay lập tức nếu có gì đáng nghi ngờ. Tôi gọi số điện thoại ấy và nghe tiếng của máy trả lời bằng tiếng Spanish và tiếng Anh giống y như giọng máy của ngân hàng. Máy bảo tôi bấm số thẻ debit của tôi. Tôi không làm. Về đến nhà tôi gọi số điện thoại của ngân hàng và muốn nói chuyện với nhân viên chứ không qua computer. Đúng như tôi đoán, đó chỉ là phishing. Những người gian xảo này càng lúc càng có nhiều thủ đoạn tinh vi. Bạn cẩn thận đừng bấm số thẻ tín dụng hay đưa ra tin cá nhân khi người ta đòi nhé.
Bạn cẩn thận coi chừng ngã. Hình như phụ nữ ngã nhiều hơn các ông, có lẽ vì bắp thịt yếu hơn, vì mang giày cao gót, hay vì thường suy nghĩ lung tung ít tập trung. Mấy hôm trước tôi gặp Pr. người Thái, làm cùng tầng lầu nhưng lúc sau này chúng tôi ít gặp nhau. Thấy chân bà quấn băng, biết là bà mới ngã. Bà kể ngã ở ngay sàn chờ xe lửa, một cách “ngoạn mục” bà dùng chữ spectacular làm tôi có cảm tưởng như xem pháo hoa. Giỏ xách văng tứ tung, cà phê trên tay đổ tung tóe, một người đàn ông đưa cho bà chiếc giày bên mặt, một cô gái trẻ đưa cho bà chiếc giày bên trái… . Cứ theo lời bà kể, vừa kể vừa cười, thì biết bà ngượng vì bị ngã. Đồng thời cũng biết người đi xe lửa cũng nhân hậu, đỡ bà và giúp bà. Và nhận ra rằng không nên mang nhiều thứ ôm đồm quá. Nhất là sau này người ta có thói quen cầm ly cà phê trên tay trong lúc đi đường. Tôi sợ nhất là bị đổ cà phê vào người. Chúng ta nên để tay không để có thể vịn vào một chỗ nào đó. Hôm tôi bị ngã, trên tay có cây gậy để đi rừng, nhưng ngã nặng và bất thình lình nên tôi cũng không nhớ vì sao mà ngã, vì sao có gậy mà vẫn ngã nặng.
Một phụ nữ khác cùng đi xe lửa, thấy tôi lên xuống bậc thang ở trạm khó khăn và nhăn nhó vì đau, đã khuyên tôi nên dùng gậy. Bà cũng vẫn còn dùng gậy dù đầu gối đã hết đau (bà thay khớp xương đầu gối). Tôi bị trật mắt cá chân trái, nhưng vì sức nặng chuyển qua chân phải, nên đầu gối chân phải bắt đầu bị đau nhất là xuống bậc thang. Đi thụt lui hay đi ngang từng bước thì đỡ đau, nhưng không phải lúc nào tôi cũng có thể đi thụt lui hay đi ngang. Gậy có thể đỡ sức nặng đè lên đầu gối. Tôi bắt đầu dùng backpack thay vì giỏ xách để có tay không ít nhất là một tay. Bạn nên cẩn thận nhất là vào những ngày mưa gió trơn trợt.
Thật bổ ích. Cảm ơn cô ạ!
LikeLiked by 1 person
Đã rất lâu không gặp chị nhưng tôi vẫn nhớ cái dáng thoăn thoắt, đơn giản cùng đôi mắt màu nâu ý tứ của chị. Hôm nay đọc những dòng chị viết trên làm tôi nghĩ đến cô giáo “gìa” lớp tư của tôi ngày trước. À ! mà tôi lẩm cẩm thiệt. Chị có già đâu. Chỉ cẩn thận đó thôi. Chúc chị được hoài trong niềm vui sáng tác.
LikeLiked by 2 people
Xin lỗi ai đây? Nói nghe như thiệt vậy. Chắc gặp nhau ở đảo Bidong hỉ?
LikeLiked by 1 person
Cháu rất ngán mùa đông, đường trơn và tối. Mình đi cẩn thận dễ nên mỏi chân và dễ …té hơn.
Like
Mùa đông ở bên ấy lại rất dài và rất lạnh. Dặn Stef cẩn thận cũng thừa, nhưng vẫn dặn.
LikeLike
Dạ. Mấy năm nay đi làm gần hơn và không phải rượt theo xe buýt ☺. Tuần này tai nạn giữa khách bộ hành và xe xảy ra nhiều. Tình trạng giao mùa thu – đông.
LikeLike
Chị ơi, những chữ bổ ích lắm luôn. Em có cô bạn té ngồi tưởng không sao ai ngờ chấn thương xương cụt, đang nằm rên rỉ. Em cũng thế tự nhiên trợt chân vô miếng dẻ lau nhà té như chơi patin, đau điếng 😦
LikeLike
Giờ càng ngày càng có nhiều trò lừa đảo. Riêng bank thì cháu chỉ đọc số thẻ khi cháu là người gọi, chứ ko phải ng nhận cuộc gọi 😀
LikeLike
Cám ơn cháu. Comment của cháu không hiểu sao lại bị đưa vào spam, sáng nay cô mới thấy.
LikeLiked by 1 person
Sống khép kín thu mình một chỗ…Sẽ buồn nhưng an toàn ít lo…Những tình huống bất ngờ rủi ro?”Cả tin -vụng về…chẳng biết sao ĐỠ?!”
LikeLiked by 2 people