Làm thơ – Nguyễn thị Hải Hà

Thật là thú vị khi người Mỹ nói viết thơ, nhưng người Việt lại nói làm thơ. Viết văn nhưng làm thơ. Chúng ta không nói viết thơ và làm văn, ngoại trừ khi còn ở Tiểu học chúng ta có “tập làm văn.”

Chẳng qua là do quen tai. Ai viết không thuận tai mình thì mình cho là sai.

Tôi có một cuốn lịch, từ hồi năm xửa năm xưa nào đó, mỗi ngày (mỗi tờ lịch) có in một bài thơ hay một câu phát biểu về thơ của một tác giả có tiếng. Tờ lịch ngày 19 tháng Chín, tôi lựa ra để có thể đăng lên blog mãi cả tháng sau mới có dịp dùng. Đoạn văn sau đây của tác giả Anne Stevenson. Đọc tiểu sử của bà trên Wikipedia bà sinh năm 1933. Bố mẹ người Mỹ sang Anh làm việc. Bà sinh ra ở Anh, sang Mỹ sống làm việc, sau đó trở về Anh. Thuở nhỏ bà học văn và nhạc. Về sau bà bị mất khả năng nghe nên trở thành nhà văn (và thơ).

Tôi vẫn tự hỏi người ta đã làm thế nào để có thể viết thành một bài thơ. Trong vòng quen biết trên mạng tôi rất muốn phỏng vấn các nhà thơ để các vị chỉ bảo tôi nhưng bản tính tôi hay ngần ngại, nhất là với những người mình không quen biết hay không quen thân. Nhân thấy đoạn văn của bà Anne Stevenson nên tôi đưa lên đây để suy nghĩ tiếp.


“Writing a poem is like conducting an argument between your unconscious mind and your concious self. You have to get unconsciousness and consciousness line up in some way. I suspect that’s why working to a form, achieving a stanza, and keeping to it – deciding that the first and third and fifth lines will have to rhyme, and that you’re going to insist on so many stresses per line – oddly helps the poem to be born. That is, to free itself from you and your attention to it and become a piece of art in itself. Heaven only knows where it comes from!

I suppose working out a form diminishes the thousands of possibilities you face when you begin. And once you’ve cut down the possibilities, you can’t swim off into the deep and drown.” – Anne Stevenson

Làm một bài thơ cũng giống như điều khiển một cuộc tranh luận giữa sự vô thức và ý thức của chính mình. Bạn phải làm sao để có thể kết hợp cả hai thứ. Tôi đoán đó là lý do tại sao phải dùng một hình thức nào đó, viết thành một khổ thơ và tiếp tục giữ thể loại này – quyết định câu thứ nhất và thứ ba và thứ năm phải gieo vần với nhau, và bạn sẽ nhất định giữ mỗi câu có bao nhiêu chỗ nhấn giọng (tôi đoán để có thể giữ cho câu thơ lên bổng xuống trầm) lạ lùng thay lại có thể giúp cho bài thơ được ra đời. Có nghĩa là giải thoát bài thơ ra khỏi bàn tay cùng với sự chú ý của bạn dành cho nó để nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Có trời mới biết là bài thơ bắt đầu từ đâu!

Tôi cho rằng khi bạn chọn một thể loại cho bài thơ thì đã giúp giảm đi nhiều điều kiện bạn phải chọn lựa. Loại bỏ những sự chọn lựa này rồi bạn không thể nào bơi xa bờ ra chỗ sâu rồi bị chết đuối.” – Anne Stevenson

tỏa sáng

Hôm nay 2 tháng 12 2021, một lần nữa tôi bắt gặp tvvn.org lấy bài tôi đăng lên trên mạng nhưng không đề tên tác giả. Chẳng đáng gì nhưng tại sao lại làm như thế? Tôi đọc bài, thấy ngờ ngợ quen quen. Lục lại trên blog thấy bài cũ đăng từ 15 tháng Mười năm 2017.

5 thoughts on “Làm thơ – Nguyễn thị Hải Hà”

  1. ”Làm Thơ” nghe nhẹ hơn ”Viết Thơ”?Chữ”Viết”thanh trắc nghe không êm?”Viết”nói nghĩ đúng không ngại?”Giết Thơ ”nghe giựt mình Sợ?…Làm Thơ như công việc gom chữ…Tụ lại thành Ý”nhỏ mà to”?Gom còn dài lê thê-Khó Thở?Nhưng phải Thở để còn Ước Mơ?

    1. Bác phải là người miền Nam. Tại vì cách liên tưởng chữ Viết thơ với Giết thơ. Cám ơn Bác ghé thăm, đọc và còm, liên tiếp gần chục cái.

Leave a comment