Lá thư cuối cùng của Vincent van Gogh

24 tháng Bảy, 1890

Thật ra, chỉ có qua những bức tranh chúng ta mới có thể trò chuyện với nhau. Tuy thế, em ạ, anh vẫn còn những điều phải nói với em, và một lần nữa, anh sẽ nói thật nghiêm túc. Anh sẽ cố gắng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách toàn vẹn nhất – với anh, em không phải chỉ là một người đại lý bán tranh in Corots, qua anh, em cũng thật sự tham dự vào công việc thực hiện một vài bức tranh trên mặt vải. Những bức tranh ấy ngay cả khi ở giữa cơn khủng hoảng to lớn này, vẫn giữ được sự điềm tĩnh của chúng.

Đó là chỗ đứng tình cảm của anh em mình, hay ít nhất cũng là điểm chính anh cần phải nói với em trong tình trạng khủng hoảng lúc này. Lúc này là lúc mọi sự trở nên giả mạo giữa những kẻ buôn bán tranh vẽ của những người nghệ sĩ đương thời hay đã chết.

Với những tác phẩm của anh, anh đã dâng hiến cả cuộc đời của anh cho nghệ thuật và vì thế mà tư tưởng của anh đã bị mất đi nửa phần sáng suốt – cũng tốt thôi – nhưng em không phải là một kẻ trong đám đầu nậu con buôn nghệ thuật như anh biết. Em có thể chọn lựa đứng về phía nào, theo như anh nghĩ, biết đối xử có tình người chân thật. Nhưng với hoàn cảnh hiện tại, biết phải làm gì?

Ghi chú: Đây là bản nháp của lá thư số 251. Người ta tìm thấy bản nháp này trên người ông Vincent van Gogh khi ông qua đời ngày 27 tháng Bảy.

Dịch từ “van Gogh’s letters – the Mind of the Artist in Paintings, Drawings, and Words 1875-1890. Edited by H. Anna Suh Includes an all new translation of van Gogh’s letters.”

10

2 thoughts on “Lá thư cuối cùng của Vincent van Gogh”

  1. Kính chào chị HH. Có câu chuyện thế này. Biết Van Gogh nghèo, một hôm, có bạn của người anh là thương gia, đến hỏi mua 10 bức tranh của Van Gogh. Họa sỹ đồng ý. Thương gia vào phòng tranh. Không cần chọn, ông ta nhặt 10 bức, quẳng lên xe. Van Gogh hét lên:” Ông đối xử với tác phẩm của tôi như thế phải không? Cút ngay!” Họa sỹ giành lại những bức tranh của mình. (Đây là câu chuyện tôi nghe Osho kể). Chúc chị vui.

  2. Cám ơn Tuấn. Ai chứ Van Gogh thì dám lắm. Lúc ông sinh thời, có nhiều người không thích tính tình có lẽ hơi bất thường của ông.

Leave a comment