Ba cuốn sách

Tác giả: Đoàn Minh Tuấn

mùa chinh chiến

Lý luận kịch bản

Viết kịch bản

Tôi nhận quà Giáng sinh khá sớm. Ba quyển sách từ Việt Nam đến từ thứ Tư tuần trước. Santa là nhà văn kiêm Giáo-sư trường Đại học Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội. Xin cám ơn nhà văn Đoàn Minh Tuấn.

Tôi tò mò về môn kịch bản phim đã lâu, một phần vì thích phim, một phần vì thích viết và dịch, tôi muốn biết thêm từ vựng Việt về điện ảnh và kịch bản.  Hai quyển sách về kịch bản thật là đúng như sự mong ước.

Hôm qua tôi bắt đầu đọc quyển “Những Vấn Đề Lý Luận Kịch Bản Phim” lúc ngồi trên xe lửa chừng sáu trang. Buổi chiều cô nàng người Mỹ ngồi cạnh tôi nói chuyện điện thoại ồn quá, và nói rất lâu, khiến tôi không đọc được (vì nổi giận, tự hỏi sao có người nói chuyện điện thoại vừa to vừa dai thế).

Tôi định đọc xong sẽ giới thiệu, nhưng tôi có một số việc cần làm ngay từ bây giờ cho đến Giáng sinh, nên xin post ảnh trước đọc sau. Lúc nãy scan mấy quyển sách, tôi lật sơ qua quyển “Mùa Chinh Chiến Ấy” chợt nhớ một vài câu hát trong bài “Hướng Về Hà Nội” đại khái như sau “một ngày tàn chinh chiến ấy, lửa khói đắm chìm, tìm về nơi bờ bến. Một ngày tả tơi hoa lá, ngóng trông về xa, tiếc thương hình bóng qua…” Có thể bạn sẽ kêu lên nhạc có liên quan với sách đâu. Tôi chỉ liên tưởng bới mấy chữ (mùa) tàn chinh chiến ấy.

Lật đại một trang trong “Mùa Chinh Chiến Ấy”, nhằm trúng cái trang nói về xác anh Hùng nằm đó nhưng mất cái đầu, máu chảy tràn lan. Khiếp đảm quá. Tôi trượt ngón tay, mất cái trang ấy, tìm lại không thấy nữa.

Tôi vốn sợ sách và phim ảnh chiến tranh nhưng có lẽ nghiệp duyên (không lành) tôi hay gặp sách và phim chiến tranh. Mượn phim Mười ngàn ngày chiến tranh VN mượn rồi trả rồi mượn lại hai ba lần, chỉ xem được một hai tập rồi thôi. Mượn phim Vietnam War, mới đây của Ken Burn, xem được ba CD thấy nổi giận vì không công bình với những người thất trận, không xem nữa. Mượn phim Hamburger Hill giữ ba tuần lễ trả lại thư viện không hề xem. Nhưng có lẽ đến lúc tôi phải đối đầu với cái sợ hãi của tôi. Xin hứa sẽ đọc quyển sách chiến tranh này, với Tháng Ba Gãy Súng của Cao Xuân Huy, và đọc lại quyển sách của Bảo Ninh vào ngày 30 tháng 4 năm 2018. Các bạn có ai đề nghị thêm quyển sách chiến tranh nào nữa không?

Tối qua, trong lúc lang thang trên mạng, tôi gặp một bức ảnh không biết báo nào, hình như trong chuỗi 25 tấm ảnh đáng xem. Đó là tấm ảnh một người lính Á châu trẻ tuổi, và có một câu tôi nhớ mang máng như sau: Tôi sợ những cuộc chiến tranh mấy ông già mơ mộng vẽ vời và mấy cậu trai trẻ như chúng tôi hy sinh mạng sống của mình vì cuộc chiến tranh ấy.

Chiến tranh thời nào cũng có, tôi không thể chạy trốn mãi nỗi sợ hãi của tôi.

Tôi đã đọc hồi ký chiến tranh của nhà văn Đoàn Minh Tuấn một lần, qua trang của nhà văn Lê Minh Quốc. Điểm gây ấn tượng trước nhất với tôi là Đoàn Minh Tuấn có giọng văn rất trong sáng, giản dị, thật ra tôi muốn nói, giọng văn rất giống văn người miền Nam. Có lẽ vì tôi lớn lên với văn của người miền Nam, nên tôi dễ có thiện cảm với giọng văn này. Sách in rất đẹp. (Bạn nên chạy ra nhà sách mua ngay kẻo trễ. Haha. Nói đùa một chút, xin đừng trách tôi lên giọng quảng cáo bán hàng.)

9 thoughts on “Ba cuốn sách”

  1. Về chiến tranh Vietnam thì cháu thích Giải Khăn Sô Cho Huế của Nhã Ca và Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam. Năm ngoái The Sympathizer đã quá nổi thì năm nay có thêm The Best We Could Do của Thi Bui (cả Bill Gates cũng nói rất thích hai cuốn này). Cháu chưa đọc cuốn của Thi Bui nhưng thấy nhiều người khen nó lắm!

    1. “Mourning Headband for Hue is infused with a plaintive love for the city of Hue, for its people, for the country of Vietnam, and for life itself. In its language, howerver, it is very different from the poetry of a song; its staccato tempo fires at the reader like the machine guns used in Hue in February 1968. The frequent repetition of the same words, compounds, and phrases create a rhythm of both monotony and anxiety, dramatically and palpably reflecting life in raw and desperate eloquence in the middle of the battlefield that was Hue. Each day, day after day, people struggled to survive; they fled from one place to another; they searched for food and shelter; they buried the dead; always the same and always anew and always in fear.”
      (Trích: Introduction to Mourning Headband for Hue)

      … họ chôn người chết, lúc nào cũng như lúc nào mà mỗi lần mỗi khác và luôn luôn trong sợ hãi.

  2. Tôi đã đọc hồi ký chiến tranh của nhà văn Đoàn Minh Tuấn một lần, qua trang của nhà văn Lê Minh Quốc. Điểm gây ấn tượng trước nhất với tôi là Đoàn Minh Tuấn có giọng văn rất trong sáng, giản dị, thật ra tôi muốn nói, giọng văn rất giống văn người miền Nam. Có lẽ vì tôi lớn lên với văn của người miền Nam, nên tôi dễ có thiện cảm với giọng văn này. Sách in rất đẹp. (Bạn nên chạy ra nhà sách mua ngay kẻo trễ. Haha. Nói đùa một chút, xin đừng trách tôi lên giọng quảng cáo bán hàng.) (Tac gia: Chi Tam) Thich. Văn của người Bắc 9 nút cũng hay chị Tám.

  3. Em chẳng biết còm gì vì em ghét chiến tranh chị à. Đọc bài viết này em lại nhớ đến dòng nhạc Da Vàng của cố ns TCS. Ví dụ như câu này: “Nơi đây tôi chờ, nơi kia anh chờ. Trong căn nhà nhỏ mẹ cũng ngồi chờ. Anh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu. Người tù ngồi chờ bóng tối mịt mù. Chờ đã bao năm, chờ đã bao năm, chờ đã bao năm…”

    Chỉ mấy câu thôi mà hy vọng về niềm hạnh phúc, hòa bình tràn đầy khát khao. Mẹ chờ là câu đầy tình thương, tôi chờ anh chờ đầy ray rức. Anh Lính chờ nhấn mạnh đến hòa bình, người tù chờ lại mang tính chất hối cải… Chiến tranh trong tiểu thuyết thôi cũng đủ buồn, nếu nó là hồi ký chắc em sẽ né *ngại quá* À, em trích lời nhạc trong bài Chờ nhìn quê hương sáng chói của nhạc sĩ TCS đó chị. Viết kịch bản phim là nghề không dễ…

    1. Cám ơn Anh kim. Dù không tuyên bố to lớn về chiến tranh, Anh kim cũng như mình và mọi người vẫn nghĩ đến cuộc chiến tranh đã qua, bao nhiêu là nước mắt trong cuộc đời.

  4. Cháu tưởng fim gần đây của Ken Burn có phần công bằng hơn nhỉ, hóa ra vẫn như bao fim bt khác à ? Thấy mấy đứa ở cty xem mà cháu lười quá chưa xem 😀

Leave a comment