Chung quanh phim The Shape of Water

Cuối cùng rồi tôi cũng xem được phim “The Shape of Water.” Có lẽ vì phim của đạo diễn danh tiếng Guillermo del Toro, lại được nhiều giải Oscars, nên tôi cảm thấy hơi ngỡ ngàng, vì phim không hay như tôi tưởng tượng. Come on! What do you expect? If the film were yours what could you (or would) have done to make it better? Tôi tự chế nhạo mình là một người ăn nói bố láo. Tuy nhiên tôi nhận ra cái thành kiến trong con người mình. Có lẽ giải Oscar và những bài điểm phim làm tôi có một ấn tượng nhất định, rằng phim phải thế này hay phải thế kia. Có lẽ phong trào #MeToo đã loại bớt những nhà đạo diễn, diễn viên, nhà sản xuất phim, ra khỏi giải Oscar, để tránh những đàm tiếu hay thưa kiện, thậm chí chửi bới tại chỗ và tận mặt người đáng bị chửi bới trong buổi lễ trao giải nên The “Shape of Water” trở thành trái táo độc nhất trong mắt người chọn giải thưởng?

Nếu không trao giải cho “The Shape of Water” thì trao giải cho ai, phim nào? Không biết, vì tôi chưa xem hết những phim được đề cử. Nhưng “The Shape of Water” không hay chỗ nào? Không. Tôi không nói nó không hay. Tôi chỉ nói là nó không hay như tôi tưởng tượng. Có lẽ vì tôi so sánh nó với “Pan’s Labyrinth,” truyện trong phim “Pan’s Labyrinth” phong phú hơn, lắt léo hơn, nhiều thể loại xung đột tình cảm, cá tính, phong tục hơn phim “The Shape of Water.”

“The Shape of Water” có những cái hay ngầm. Nhân vật trong phim là những người thuộc giai cấp đứng bên lề xã hội thượng lưu; họ là người nghèo (nhưng không hèn), thấp (nhưng không kém) trong xã hội, người tàn tật, câm (không điếc), người da màu, lao công lau dọn, họa sĩ nghèo, người đồng tính luyến ái, cho họ có cơ hội đứng lên nói thẳng vào mặt những ông chủ người da trắng độc tài xem người như cỏ rác.

Khúc phim quay dưới nước rất đẹp. Thủy quái merman được thiết kế rất cầu kỳ. Đạo diễn Guillermo del Toro muốn nhân vật thủy quái này như là một vị thần. Ông kết hợp Beauty and The Beast với the Mermaid. Cô con gái của Long Vương lên bờ tìm hoàng tử phải đánh đổi bằng tiếng nói và giọng hát của nàng còn The Beast trong phim này không biến thành hoàng tử chỉ mang nàng tiên cá trở về đáy sâu của biển.

Với tôi thích nhất là giọng nói của Giles ở đầu phim, bài hát, và mấy câu thơ ở cuối phim. Thấy Tống Mai chủ nhân Khung Cửa Hẹp đã đăng mấy câu trích dẫn trong phim:

“Unable to perceive the shape of You,
I find You all around me.
Your presence fills my eyes with Your love,
It humbles my heart,
For You are everywhere.”

Không thể hình dung ra hình dáng của Ngài,
Tôi tìm thấy Ngài khắp nơi, chung quanh tôi
Mắt tôi chứa đầy ắp tình yêu của Ngài
Trái tim tôi trở nên bé mọn,
Bởi vì tình yêu của Ngài thật quá bao la      

Guillermo del Toro đã so sánh, tình yêu cũng như nước, không có hình dạng cố định mà thay đổi hình dạng theo cái bình, hay bất cứ hình tướng nào sắc tướng nào chứa đựng nó. Vì muốn khán giả xem thủy quái như là Thần, hay Chúa, del Toro đã trích dẫn đoạn thơ của Harim Sanai, nhà thơ cổ Persian (Ba Tư hay Iran hiện nay). Đoạn thơ này trong tập thơ The Walled Garden of Truth.

Xin mời bạn nghe bài hát trong phim, tác giả là Alexandre Desplat Feat, giọng hát của Renée Fleming.

You’ll never know
Just how much I miss you
You’ll never know
Just how much I care

Chàng sẽ không bao giờ biết
Nỗi nhớ của em
Chàng sẽ không bao giờ biết
Tấm lòng em  
  

And if I tried I still couldn’t hide
My love for you
You oughta know
For haven’t I told you so
A million or more times

Dù cố lắm em vẫn không thể giấu
Tình yêu  em dành cho chàng
Lẽ ra chàng phải biết
Em đã chẳng thố lộ bao nhiêu lần đó sao     

You went away and my heart went with you
I speak your name in my every prayer
If there is some other way to prove that I love you
I swear, I don’t know how

Chàng ra đi mang theo trái tim em
Em thầm gọi tên chàng hằng đêm qua những lời cầu nguyện
Nếu có cách nào để chứng minh tấm lòng của em
Em thề, thật là em không biết      

You’ll never know if you don’t know now

Chàng sẽ không bao giờ biết, nếu bây giờ chàng không biết.

You’ll never know
Just how much I miss you
You’ll never know
Just how much I care

Chàng sẽ không bao giờ biết
Nỗi nhớ của em
Chàng sẽ không bao giờ biết
Tấm lòng em

You said goodbye
Now storms in the sky
Refuse to shine
Take it from me, it’s no fun to be alone

Chàng nói lời giã từ
Trời trở nên bão tố
Nắng đi không trở lại
Hãy tin em, “làm người ở lại có bao giờ vui”  
   

With moonlight and memories
You went away and my heart went with you
I speak your name in my every prayer
If there is some other way to prove that I love you
I swear, I don’t know how

Kỷ niệm nào dưới bóng trăng xanh
Chàng ra đi mang theo trái tim em
Em thầm gọi tên chàng hằng đêm qua những lời cầu nguyện
Nếu có cách nào để chứng minh tấm lòng của em
Em thề, thật là em không biết

You’ll never know if you don’t know now

Chàng sẽ không bao giờ biết, nếu bây giờ chàng không biết.

19 thoughts on “Chung quanh phim The Shape of Water”

  1. Ừ, đúng rồi Hà, bài thơ của Rumi (?) trong cuối cùng của phim và bài hát “You’ll Never Know” là hai điều đáng nhớ nhất trong phim, làm ứa nước mắt và đem lại nên thơ cho phim.

    Trong phim, cô tài tử người Anh diễn xuất hay quá, một linh hồn nhỏ cô đơn bé mọn của xã hội nhưng mang cả một khối nhân bản bao la.

      1. Cám ơn Hà. Mai cứ nghĩ bài thơ đó là của nhà thơ bí ẩn Rumi mà Mai mê bởi vì nó giống thơ của ông quá. Nhiều người cũng nghĩ là của Rumi. Thì ra của Hakim Sanai mà del Tôro có edited cuối phim nhưng không ai để ý, làm những librarians của Library of Congress điên đầu tìm kiếm tác giả mà không ra khi bị bombarded bởi một làn sóng đến hỏi nguồn gốc của bài thơ trong phim.

        Ôi chao, bài thơ làm ứa nước mắt… một bài thơ ngâm khẽ bởi một người đang yêu từ thuở xa xưa … “Unable to perceive the shape of you, I find you all around me, your presence fills my eyes with your love, it humbles my heart, for you are everywhere.”

        1. Mình không ngờ nhân viên của Library of Congress lại bỏ thì giờ ra nghe câu hỏi của công chúng và đi tìm câu trả lời. Vừa là ý thức nghề nghiệp lại vừa là thắc mắc của những người phục vụ tri thức.

          1. Họ là những reasearch librarians nên có nhiệm vụ phục vụ không những Quốc Hội Mỹ và còn phải phục vụ tất cả công dân Mỹ và cả thế giới. Hồi mới ra trường ở đây, Mai có nạp đơn xin vào Library of Congress nhưng không vào được, cái không may đó lại trở thành một cái may mắn. Cái gì cũng có cơ duyên.

  2. Bài thơ hay quá chị ạ! Em cũng muốn xem phim này mà chưa xem được. Hay là để thời gian nữa, khi hiệu ứng của những bình luận xung quanh nó nhạt bớt rồi xem, có khi không bị “vỡ mộng” như chị 😀

    1. Khi nào có thì giờ thì xem. Mình không đến nỗi vỡ mộng. Có lẽ xem nhiều phim quá rồi mình đâm ra chai lì. Xem phim cứ phải lý giải phê bình so sánh với phim nọ phim kia. Cứ làm như mình là nhà review phim thứ thiệt ấy 🙂

  3. Lời bài hát quá đỗi dễ thương cô nhỉ? Con cũng nghe đến phim này rồi, thực ra là cũng mới đây thôi, con thấy khá hấp dẫn. Bữa ni chắc con phải xem thui.

  4. con cũng thừa nhận mình không nuốt nổi phim này. nhưng đôi khi một giải thưởng cũng chỉ là một thứ trang sức thôi, cô nhỉ.

  5. Cháu không xem phim, nhưng cháu ấn tượng với cô diễn viên đóng vai chính. Lý do thì buồn cười, nhưng bởi vì một tấm hình cổ cười trong lễ trao giải Oscar. Không phải cười mỉm, cười duyên, mà là một nụ cười phô hết cả hai hàm răng, nhìn rất vui vẻ và trong sáng, mình chẳng biết gì về cổ mà vẫn thấy vui lây, dù Oscar mùa này cổ trượt cái giải Nữ chính xuất sắc nhất.

    bức đó đây: https://www.popsugar.com/celebrity/photo-gallery/44633024/image/44636134/Pictured-Sally-Hawkins

      1. Cháu cũng không thấy cổ đẹp cô ạ, chỉ là thích nhìn nụ cười của cổ. Nói theo một cách nào đó, thì có thể nói cổ rất có duyên. Nếu định xem, chắc cháu sẽ xem Maudie của cổ, nghe review phim thấy rất thích.

        Nhắc klq nhưng đọc review của Maudie, thấy người viết bảo rằng muốn truyền năng lượng vui vẻ thật ra còn khó gấp mấy lần việc truyền cảm xúc buồn rầu. Cháu thấy cũng đúng đúng, bằng chứng là việc xem tranh, buồn có, thán phục có, mà chỉ có mỗi bức Cá Vàng của ông Matisse là khiến cháu thấy vui suốt một ngày thôi.

  6. DVD vào thăm trang nhà, ấn tượng đầu tiên của blog làm DVD chú ý và tâm đắc chính là câu này:
    “Muốn viết truyện hay phải liều viết truyện không hay trước đã.”
    Nhưng thật ra những bài viết đăng trong blog, theo thiển ý cá nhân, thì DVD thấy rất hay!
    DVD cũng học hỏi theo để ghi nhớ cho mình:
    “Muốn viết thơ hay phải liều viết thơ dở tệ trước đã!”
    DVD xin ghi nhớ địa chỉ của blog để thưởng thức và học hỏi!
    DVD cảm ơn và chúc chủ nhà “Bà Tám” vui khỏe, an lành! 🙂

Leave a comment