Con bò húc

The Charging Bull
Charging Bull của Wall Street

Con bò mộng trong tư thế chuẩn bị phóng tới, tấn công, là biểu tượng của khu vực tài chính và buôn bán chứng khoán ở đường Wall (Street). Dù biết chữ street là đường phố nhưng chỉ dùng chữ đường Wall hay phố Wall thôi, bỗng thấy có vẻ trơ trọi, thiếu thiếu cái gì đó. Người ta nói nó tượng trưng cho một sự lạc quan mạnh mẽ trong việc buôn bán để trở nên thịnh vượng. Nó cũng nói lên một sự bấp bênh, không ai có thể đoán trước được mức độ bền vững của sự hưng thịnh trong việc mua bán chứng khoán.

Tác giả của con bò này là Arturo Di Monica. Con bò được làm bằng đồng, cao 3.4m, dài 4.9m, nặng 3,200 kg. Một tác phẩm trong phong trào Guerilla Art. Guerilla Art, tôi muốn dịch là Nghệ Thuật của phong trào dùng phương pháp du kích, nhưng tôi sợ bị hiểu lầm với nghệ thuật đánh du kích của quân đội, dù ý nghĩa của nó có phần tương tự. Guerilla art mượn ý tưởng của nghệ thuật vẽ trên tường và đường phố (graffiti), không quan trọng tác phẩm được cấu tạo bằng chất liệu gì, miễn là nó có thể gợi chú ý và hy vọng có thể thay đổi quan niệm của người xem tác phẩm. Tác phẩm của nghệ thuật đường phố cũng như nghệ thuật của phong trào dùng phương pháp du kích có thể được xây dựng hoặc sáng tác ở những nơi chốn, công cộng hay tư nhân, nhưng không (hay chưa) được sự đồng ý của người sở hữu những nơi chốn ấy. (Đánh nhanh, đánh lén, rút lẹ, như đánh du kích vậy)

Con bò lần đầu tiên được dựng trên đất của New York Stock Exchange (Sở Giao Dịch Chứng Khoán New York) dĩ nhiên là không có sự đồng ý của chủ nhân. Sau đó tác phẩm bị tịch thu. Tuy nhiên, vì người qua kẻ lại du lịch ở New York thích tác phẩm này quá nên người ta phản đối đến độ con bò được dựng ở một nơi gần đó.

sờ dế bò
Sờ dế bò. Để làm gì? Dị đoan là sẽ trúng mối mua được stock tăng giá mấy trăm lần một năm để trở thành triệu phú chăng?

Một trong những cái bất hạnh của người đến New York để du lịch là nó quá đông đúc chật chội. Mỗi ngày có hằng ngàn người đến để chụp ảnh với con bò. Thật khó mà chụp được ảnh con bò mà không có người bu quanh. Bạn đừng ngạc nhiên vì có rất nhiều người, cả những cô gái trẻ trung xinh đẹp, đều chui xuống mà sờ dế bò. Chẳng có ai xấu hổ hay ngượng ngùng gì cả.

Three Fearless Girls
Three Fearless Girls.

Đối diện với con bò hung hãn sắp lao đầu đến để tấn công là pho tượng bằng đồng của một cô bé. Tượng có tên là The Fearless Girl (Cô bé không sợ hãi) của tác giả Kristen Visbal.  Di Monica không vừa ý, bảo rằng bức tượng “cô bé không sợ hãi” làm giảm vẻ đẹp của bức tượng “con bò húc” nên ông đi kiện. Chẳng biết kết quả vụ kiện như thế nào, đã được xử chưa, nhưng hồi tháng Tám tôi đến chỗ của hai bức tượng thì thấy cô bé và con bò vẫn nghênh ngang nhìn nhau, bất phân thắng bại.

Thấy có hai cô bé du khách có cùng chiều cao với bức tượng, tôi xin phép bố mẹ hai cô cho làm người mẫu.

Ghi chú: định nghĩa “Nghệ thuật Du kích”(Guerrila Art) là một thể thức nghệ thuật phong trào trường phái thần tốc, linh hoạt. Còn được xem là Nghệ Thuật Bất Định vì nó không bị hạn chế bởi môi trường trưng bày và mỹ nghệ.

One thought on “Con bò húc”

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s