9 thoughts on “Tàn thu”

  1. ”Lá đỏ hơn hoa giữa tháng ba” (Thơ Đỗ Phủ viết về mùa ngắm lá phong trên núi ở TQ chị ạ).

    1. Tôi thì mong có ngày nhìn thấy hoa vông hoa gạo màu đỏ như thời thơ ấu đọc truyện Duyên Anh cứ nghe nhắc đến. Hình như có câu, tôi dùng chữ hình như vì chỉ nhớ loáng thoáng, “Tháng Tư hoa gạo như màu máu.” Chẳng nhớ nhà văn nào, một trong các nhà văn từ miền Bắc vào miền Nam năm 54, có tả là hoa gạo thật to, thật dày, mỗi lần rơi xuống nghe tiếng ‘bẹp’ khi chạm mặt đất. Sau này lại có câu hát “chị ơi ,rụng bông hoa gạo” cũng làm tôi muốn nhìn thấy nó tận mắt ở trên cây, chứ xem ảnh trên mạng thì cũng có đấy chứ. Có một lần, lâu rồi ra Bắc tôi có hỏi người dẫn đường về cây cơm nguội, chỉ vì câu hát “Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ,” những cái tên của các loại hoa trái cứ khêu gợi trí tưởng tượng của tôi.

      Thật là cũng có sự đồng dạng giữa hoa và lá vào lúc mùa xuân và mùa thu. Lá đỏ mùa thu cũng thắm như hoa đỗ quyên mùa xuân hay bông bụp mùa hè. Mùa xuân cây forsythia ra hoa vàng lúc còn lưa thưa cũng giống như hoa witch hazel của mùa thu.

  2. Rừng vào buổi cuối thu,
    Hoa héo khô như lá,
    Đúng là buồn tàn thu,
    Chỉ đợi tuyết rơi xuống,
    Ta lại thấy đông về.
    Hà giữ mình thật ấm.
    Đông lạnh lắm nghe Em!

      1. Một nửa bài thơ là của Em,
        Còn một nửa của Anh ghép lại,
        Cho hai đứa mình chung đôi,
        Khi tuyết rơi nhiều không còn thấy lạnh.

        Một nửa của Em là mặt trời,
        Còn nửa của ta là ánh sáng,
        Mặt trời cho ta ánh sáng,
        Thì hạnh phúc vô cùng phải không Em?
        DTQT.

  3. Chị Hà ơi, Hoa Gạo nở vào tháng Ba nhiều lắm. Dọc đường trên suối Yến vào Chùa Hương có rất nhiều cây Hoa Gạo đứng bên trời. Hoa đỏ rực. Lên Tây Bắc, bên những cung đường cheo leo, cây Hoa Gạo mọc trên núi đá. Trông như người phụ nữ H’Mông cô đơn. Rất thương. Hoa Gạo miền Tây Bắc thường nhỏ hơn so với miền xuôi.
    Ca dao nói về Hoa Gạo nhưng thực ra về nghề nông:” Bao giờ đom đóm bay ra/ Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng”. Ông Chế Lan Viên cũng có bài thơ nhỏ:” Đứng ngã ba đường hoa gạo son/ Người tình nhân đỏ chói môi hôn/ xe ta qua mãi mà không dứt/ Chiều tối mầu son đỏ chói hồn”.
    Câu thơ ” Chị ơi, rụng bông hoa gạo” là của chị Đoàn Thị Tảo, em gái chị Đoàn Lê. Trước đây, tôi với chị Lê làm cùng một phòng ở Xưởng phim. Chị Tảo tình cờ viết bài này, nó ám vào đời chị Lê như in. Hai chị em rất tài hoa.
    Còn cây cơm nguội thì, do trái của nó xanh và nhỏ, như hạt cơm nên dân gian gọi thế chăng ? Ở Hà Nội còn một số cây. Chẳng hạn, trước Bệnh viện Y học dân tộc ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, có một hàng cây cơm nguội. Bị đổ dần vì bão, nay còn vài cây. Thân cây luôn khô, mốc đen mốc trắng. Cây cao khoảng 5-6 mét. Mùa xuân, lá xanh mướt. Mùa thu lá vàng. Trái đơm vào mùa hè. Mùa đông, cành cây khẳng khiu, trơ trụi vươn lên bầu trời xám đầy mây. Ngày trước, tụi trẻ con thường hái trái cơm nguội, bỏ túi, ngậm trong miệng, thấy cô nào xinh thì ngậm ống thổi bằng thủy tinh, bắn vài viên vào các cô. Trêu cho vui. Nhưng các cô gái Hà Nội đanh đá thường chửi lại rất hay. Bây giờ, không ai hái trái cơm nguội nữa. Rụng xuống đường cũng không ai để ý.
    Chúc chị khỏe nhé, chị Hà !

    1. Cám ơn Tuấn, lời bình rất chi tiết và rất đẹp. Hy vọng một ngày gần đây tôi sẽ được chứng kiến tận mắt vẻ đẹp đồng nội của Việt Nam. Chắc là sẽ tìm một quyển thơ của cụ Chế Lan Viên để đọc.

  4. Chào chị Hà. Thơ CLV chị khỏi mua. Tặng chi 2 quyển Toàn tập dầy cộp. Vì nhà tôi có nhiều. Hy vọng được làm hướng dẫn viên đưa chị cùng gia đình đi ngao du sơn thủy, học thú vui giang hồ như các cụ thời xưa. Hehe…

Leave a comment