Istanbul

bìa ngoài
Bìa ngoài
có tên dịch giả
Bên trong với tên dịch giả Nguyễn Quốc Trụ

Nhận được quà lì xì của dịch giả Nguyễn Quốc Trụ. Xin cảm ơn Bác.

Tôi đọc quyển sách mấy hôm nay, thường là lúc mới ngủ dậy, chưa muốn ra khỏi giường, cứ trùm chăn mà đọc. Trước quyển Istanbul, tôi có đọc Snow, và Other Colors nên có phần nào biết trước văn phong của ông Pamuk. Nếu so ba quyển sách tôi đã đọc, thì tôi thích Snow nhất dù nó khô khan và mang đầy tính chất chính trị. Other Colors và Istanbul dễ đọc hơn. Có lẽ sở thích đọc của tôi thiên về plot and structure. Sách hồi ký và tự sự kể chuyện thường làm tôi mất kiên nhẫn. Orhan Pamuk là nhà văn được trao tặng giải văn chương Nobel, do đó không thể nói là sách của ông không hay. Ở vị trí độc giả, tôi thấy Istanbul hay, ngay cả khi nó không hợp với sở thích của tôi. Istanbul, độc giả không nhất thiết phải đọc theo thứ tự từ đầu đến cuối. Có thể mở một chương bất kỳ đọc và ngừng lúc nào cũng được. Hôm sau, hay tuần sau đọc tiếp vẫn thảnh thơi vì nó không đòi hỏi độc giả phải suy diễn dùng chi tiết trong quá khứ để giải thích chuyện sẽ xảy ra trong tương lai, theo kiểu plot and structure.

Cách dịch và văn phong của dịch giả thì rất tuyệt, không thể không khen. Từ khi tôi đến với thế giới văn học mạng thì Nguyễn Quốc Trụ đã lừng lững khắp nơi. Có nhiều khi tôi không thích cái “lèm bèm” (chữ của ông nói về văn của ông) nhưng tôi vẫn nhận ra, ông có một tâm hồn mềm mại nhưng cố dấu, có lẽ vì mắc cỡ, cái mềm mại này làm ông kém hào hùng (cái hào hùng của một con gà chọi 🙂 ). Tôi cũng nhận ra ông rất yêu, và rất sợ, các nhà văn nhà thơ nữ. Họ, các nhà văn nhà thơ nữ, Bắc hay Nam, đều là những “thánh cô” âm thầm của ông. Nguyễn Quốc Trụ có thể chọt vài câu tấn công các nhà văn, nhà phê bình nam giới, nhất là những nhà văn hay nhà phê bình nổi tiếng, và nhất là nổi tiếng trí thức; tuy những câu chỉ chọt này nhiều khi “trớt quớt,” ông bao giờ cũng khen tặng các vị nữ lưu. Khen cũng rất thật tình, rất ga lăng.

Cho dù ông có “chướng khí kỳ đời” hay “lèm bèm” tôi vẫn nhận ra giọng văn rất mềm mại của ông. Không phải nữ tính, nhưng nó có chút thơ nên rất dịu dàng. Một giọng văn không thích hợp mấy cho những bài nghị luận hay đầy khí chất học giả, nhưng nó là giọng văn thích hợp cho lối văn tự sự của Istanbul của Pamuk. Trước khi đọc Istanbul, tôi cũng nghĩ văn của ông nếu dịch quyển “The English Patient” sẽ rất hợp.

Tôi ít khi đọc sách tiếng Anh dịch ra tiếng Việt, tại vì tìm sách tiếng Anh dễ hơn ở cái xứ Hoa kỳ này. Tuy nhiên, quyển Istanbul đọc bằng tiếng Việt của Nguyễn Quốc Trụ khiến tôi quí sách dịch hơn, vì nó dễ đọc, có thể đọc nhanh mà vẫn thấy thấm được lời và ý văn.

Dù ông là người Bắc (di cư năm 1954) ông lại dùng chữ rất đặc thù của miền Nam.

Trang 38, “Cảm quan ấy được chứng nghiệm liền sau đó, trong một lần cãi lộn kéo dài hơn lệ thường của cha mẹ tôi, và mẹ tôi bỏ đi, cô người làm phải trông nom chúng tôi tắm cho tôi. Bằng một cái giọng tịnh không có chút cảm thông nào, cô mắng tôi là “đồ cậu chó.”” (Phải là người đọc sách miền Nam mới biết và hiểu chữ cậu chó mà không cần lời giải thích)

“Ê này, đừng đung đưa hai cái cẳng của mi nữa,…” (tr. 41).
“Chen vai thúc cùi chỏ” (tr. 54)
“Thượng cẳng chân hạ cẳng tay” (tr. 62)
Ở một trang nào đó, ông dịch chữ day dreams thành ra cơn mê ngày. Nhiều lần tôi bắt gặp trên trang Tin Văn những chữ ông chọn dịch tôi thường gật gù thầm công nhận chữ ấy hay. Rất tiếc đã không ghi lại nên không nhớ.

Đây là chỉ một vài thí dụ. Cũng xin khen ngợi biên tập viên, rất là cao thủ, nên đã không đồng hóa giọng văn của Nguyễn Quốc Trụ.

 

14 thoughts on “Istanbul”

  1. Cháu rất thích giọng văn của ông Pamuk này lắm ạ. Mà ông này cứ thích viết về đất nước của ổng thôi. Cháu bị mất tập trung nên chưa đọc xong “Snow” nữa, chỉ mới đọc cuốn “Tên tôi là Đỏ” và “Bảo tàng thơ ngây” của tác giả này thôi

      1. Dạ. “Tên tôi là Đỏ” theo kiểu trinh thám khá là hồi hộp và kịch tính ah. Còn cô thích Snow thì có thể sẽ thích “Bảo tàng thơ ngây” ☺

    1. Đời tôi cần những người sống cạnh, biết rõ tôi bao dung, rộng rãi, hiền lành, tử tế, mới xứng đáng. Tôi rất hãnh diện khi về hưu, trong trường, nhìn lại mấy chục năm ở trường, tôi chưa hề bị ngay cả một sinh viên có một lần nào lên phàn nàn với bất cứ Dean Khoa Trưởng nào về tư cách của tôi. Thế là tôi dzui rồi. Trong thế giới viết lách, tôi tấn công systems, not individuals. Đôi khi tôi nêu tên cá nhân ra như một đại diện cho hệ thống mà tôi đang tấn công. Thành ra nếu một cá nhân nhìn không ra cái thế giới viết của tôi, tôi không cần phải phạng lại cá nhân đó. Tôi rất rộng lượng với sự yếu đuối hoặc sự thiếu hiểu biết của một cá nhân. Nhưng tôi không nhân nhượng với một hệ thống, một tập thể. (LTH)

  2. Xin lỗi cô vì cháu bình luận không liên quan.
    Hiện tại cháu đang muốn viết 2 đoạn bio ngắn ngắn cho nhân vật mà vốn tiếng Anh phọt phẹt quá, sợ sai chính tả hoặc sai nghĩa. Cô có thể giúp cháu sửa lại cho nó mạch lạc được không ạ? Cháu cảm ơn cô.

    1. Tiếng Anh của cô cũng lõm bõm lắm. Nếu cháu liên lạc với cô Tống Mai chắc sẽ được việc hơn. Nếu cháu muốn có người cùng đọc để có cái nhìn khác thì gửi email về haihanguyen04@yahoo.com. Cô cố gắng trong khả năng nhỏ hẹp của cô thôi nhé.

  3. Chị Tám đọc nhiều sách quá. Em rất thích đọc truyện dịch vì sẽ đọc mau, dễ nhập bởi vốn tiếng Anh của em cũng cà thọt như một chân mà lại còn không có nạng nữa. 🙂

    1. Khánh Trân khiêm tốn quá chứ mình thì cũng khập khiễng thôi. Sử dụng tiếng nước người bao nhiêu năm vẫn có cảm tưởng mình không tự tin như sử dụng tiếng nước mình.

  4. Cháu cũng đang nghiền ngẫm cuốn Snow của Pamuk, Istanbul thì lúc ở Vietnam cháu kiếm hoài mà hết hàng nên vẫn chưa đọc được. Cháu tò mò không biết giữa bản dịch trong nước và hải ngoại văn phong khác nhau ra sao, mặc dù bản thân cháu thì lúc đọc bản Anh ngữ, chỉ có cuốn “Những Màu Khác” của ông này là cháu đọc bản Việt Ngữ thôi!

    1. Ở bên Mỹ, quyển Istanbul cũng không có nhiều. Ở các thư viện địa phương của cả county hình như chỉ có hai quyển, một để ở kệ tham khảo không cho đem về nhà. Một cho mượn. Cô mới mượn về, chưa đọc bản chính. Bản dịch thì của bác Nguyễn Quốc Trụ đang ở Canada.

Leave a comment