Lạnh không, lạnh cỡ nào?

20190119_114514 (2)

New Jersey không phải là nơi lạnh nhất nước Mỹ. Tiểu bang nhỏ bé này theo tôi là một trong những tiểu bang có đầy đủ bốn mùa và khí hậu (tương đối) ôn hòa nhất nước Mỹ.  Mấy hôm nay trời khá lạnh, lạnh hơn cái lạnh bình thường hằng năm vào tháng Hai, giữa mùa đông.  Hiện bây giờ, khi tôi đang gõ những giòng chữ này, nhiệt độ bên ngoài trời là 7 độ F. (-14 độ C). Ngoài trời nắng đã lên.  Mấy hôm nay ngày nào cũng nắng rực rỡ.

Thật khó mà diễn tả cho bạn biết nó lạnh như thế nào, nhất là nơi bạn ở quanh năm là cái nóng.  Lạnh vậy mà buổi sáng năm giờ hai con mèo, mèo Anh và mèo Út, vẫn đến chờ được cho ăn.  Nhìn thấy tôi là nằm lăn ra trên tuyết, ưỡn bụng như để nhõng nhẽo.  Hôm qua, và hôm kia nữa, trên mặt đất có một lớp tuyết mỏng, gió mạnh thế mà hai con mèo vẫn chơi rượt đuổi, vồ nhau, vật nhau trên tuyết, hoặc là đuổi theo một chiếc lá bị gió thổi bay. Chỉ có 3 độ F thôi trông chúng chơi đùa tưởng như trời phải ấm áp chừng 30 độ F.

Tấm ảnh bên trên, tôi chụp vào một ngày trên 30 độ F. một chút.  Trước đó trời đã lạnh mấy hôm, sau đó lại có một cơn tuyết nhỏ.  Nước trên mặt hồ đã đóng băng, và phủ trên mặt băng có thêm một lớp tuyết.  Đa số các hồ trong công viên, hay rừng đều có bảng cấm trượt patin trên băng.  Khi thấy có bảng cấm, bạn có thể ngầm hiểu là đã từng xảy ra tai nạn ở những cái hồ này.

Những người thích chơi trượt patin trên mặt băng, họ có đồ nghề, cắt một lỗ trên băng, dùng cái gage (có khi viết là gauge) là một loại dụng cụ, đo chiều dày của băng. Khi băng đủ dày người ta mới trượt trên băng và chỉ trượt ở sát bờ, nơi mau đông đá nhất.  Ở giữa hồ có chiều sâu hơn, hay ở những nơi nước chảy nước khó đóng băng hơn, trượt băng nơi đó mặt băng có thể vỡ và xảy ra tai nạn.  Khi băng vỡ và nước chảy, người rơi vào chỗ ấy, đặt biệt là trẻ em, có thể bị nước cuốn vào nơi ở dưới mặt băng.  Mặt băng chung quanh chỗ người ngã xuống mỏng, và trơn, khó bám.  Nếu người ngã bị cuốn vào chỗ mặt băng dày, quá cứng, khó phá vỡ mặt băng, và nhiều khi mặt nước đóng băng có màu trắng đục không dễ nhìn thấy người bị chìm.  Người cứu không có dụng cụ, không có kinh nghiệm, tụ tập đông người có thể làm vỡ thêm mặt băng, sẽ có nhiều người gặp tai nạn hơn.

Vì thế, việc cứu người ngã xuống nước vào mùa đông, càng khó khăn hơn.  Để có thể cứu, người ta phải học cách và tập dượt cách cứu tai bạn hằng năm, cũng qui mô chuyên nghiệp như lính cứu hỏa vậy.  Bức ảnh bên trên cho thấy mấy chục người đang thực tập cách cứu người bị ngã xuống nước vào mùa đông với nhiều dụng cụ để giúp người ta có thể trườn trên mặt băng trơn trợt, phao nổi, dây kéo, v. v… .  Đội cứu hộ này ở một thành phố khác, gần biển, cách hồ Watchung (ảnh bên trên) độ hơn một giờ lái xe.  Những chỗ có màu đen trên tấm ảnh là chỗ mặt nước chưa đóng băng.  Hồ này không sâu lắm, nhưng cũng có người bị chết vào mùa đông vài năm trước.

2 thoughts on “Lạnh không, lạnh cỡ nào?”

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s