Lễ Vật Đón Tân Niên

Bản dịch truyện của Lỗ Tấn đăng ở Gió O, cám ơn chị chủ biên và xin mời bạn đọc.

Lễ Vật Đón Tân Niên, trang mạng Gió O

Tôi dịch bài này, trong lòng thấy lấn cấn không yên nên xin bạn đọc bỏ qua vài thiếu sót.  Tôi không thể chuyển âm từ tiếng Anh sang tiếng Hán Việt vì vậy chỉ chuyển một số tên mà tôi có thể tìm thấy trên mạng.  Thí dụ như Xianglin (không chuyển), và Khương (hay Khang) Hữu Vi (tìm thấy trên mạng).  Thứ Hai những tác phẩm đã được nhắc đến trong chú thích của truyện ngắn tôi không biết dịch thế nào vì không có kiến thức rộng về văn học Trung quốc, thí dụ như: A Lining to the Garment of the “Four Book.”  Nghĩa đen là lần vải lót bên trong của cái bìa sách (có lẽ bằng vải, lụa, hay gấm như lớp áo ngoài) Tứ Thư nhưng nghĩa bóng tôi không biết.

Dù nhìn thấy nhược điểm của mình và truyện khá dài (khoảng 19 trang, tôi thường chỉ chọn dịch truyện ngắn từ 7 trang trở lại) tôi vẫn cố gắng dịch để mong các bạn thưởng thức.  Lỗ Tấn thật là một nhà văn có tài, và có tâm. Ông đã nhìn thấy số phận người phụ nữ Trung quốc bị xã hội dày xéo và bị đẩy vào tận cùng đáy của xã hội chỉ vì phong tục, hay cách sống bình thường của những người bình thường lúc bấy giờ.

Một người phụ nữ vì nghèo bị buộc phải lấy chồng nhỏ hơn mình cả chục tuổi.  Về làm dâu nhà chồng dưới sự hà khắc của mẹ chồng chỉ lớn hơn mình độ chục tuổi.  Khi chồng chết thì mẹ chồng có thể bán chị đi để lấy tiền cưới vợ khác cho đứa con trai thứ nhì. Tiền lương chị Xianglin giúp việc cho nhà họ Lỗ gấp mười lần số tiền người ta đem bán chị, được giao cho bà mẹ chồng.  Sao chị không thể dùng số tiền ấy mua lại sự tự do của chị?  Bà chủ của chị có thể dùng uy thế của bà để bảo vệ chị, chỉ việc đuổi bà mẹ chồng ra và chuộc chị Xianglin bằng chính tiền của chị làm ra nhưng bà ta đã không làm.  Chị bị bắt lấy chồng lần thứ nhì, không phải lỗi ở chị, nhưng người ta lại dựa vào sự “ô uế” này mà ngăn cấm chị không được chạm đến bất cứ lễ vật, ngay cả chung trà chân nến khiến thân phận của chị, dù làm việc cần mẫn không thua kém ai, bị giảm xuống còn thấp hơn hàng đầy tớ bình thường.  Còn nhiều chi tiết tiếp theo, bạn đọc sẽ thấy chạnh lòng thương cho số phận của chị Xianglin.

Tác giả kết thúc câu chuyện với sự hững hờ, bàng quang của những người sống chung quanh chị Xianglin, kể cả người kể chuyện (là tác giả) và các vị thần đã mang phúc lộc đến Lỗ trấn.  Thảo nào Bạch Cư Dị cũng phải kêu lên “Nhân sinh mạc tác phụ nhân thân.  Bách niên khổ lạc do tha nhân.”  (Viết qua trí nhớ, không biết có đúng hoàn toàn không, xin quí vị tha lỗi.  Nghĩa của câu này là “Ở đời chớ làm thân đàn bà.  Trăm năm vui khổ do người ta.”)

Ăn Tết
Ăn Tết nhà người em với các món ăn Việt như thịt kho trứng dưa cải, bánh chưng bánh tét dưa món, tôm chua thịt luộc, còn thiếu một món chưa mang ra, canh bóng cá dưa.

20190209_173527

Ảnh minh họa, không giống như lễ vật đón Tân Niên trong truyện của Lỗ Tấn, nhưng đăng cho đỡ trống trải.

8 thoughts on “Lễ Vật Đón Tân Niên”

  1. Tôi là dân làm kỹ thuật có một chút máu văn nghệ, tôi cũng không có thì giờ nhiều..tôi cũng từng cầm những tác phẩm của Lỗ Tấn do người Việt dịch..tôi mệt mỏi với những trang ấy (có lẽ tôi không đủ trình độ thường thức?)
    Nhưng khi đọc lời giới thiệu do chi viết, tôi lại thích Lỗ Tấn! Có lẽ tôi hạp với tính cách của chị.
    Xin cảm ơn chị.

  2. Câu chuyện quá thương tâm, DT quý người đàn bà bạc phước Chị Xianglin. Và tội cho đứa con của Chị bị chó sói bắt, thật đau lòng! Những người khác DT không muốn nhắc đến, không đáng nhắc đến. Bài dịch thật hay, DT xúc động, tức giận và buồn.
    Thăm Hải Hà, chúc Hải Hà thân tâm thường an lạc. Love❤, DTQT.

  3. Thêm vào một truyện vốn đã hay là bản dịch Việt của Bà Tám có sức lôi cuốn cho người đọc. Truyện nêu ra nhiều tình cảnh ức hiếp xã hội áp đặt lên phụ nữ, nhất là ở miền quê Trung Hoa thời tác giả (hi vọng không phải thời dịch giả Việt). Tình cảnh như cha mẹ cưới vợ lớn hơn nhiều tuổi cho con trai còn nhỏ tuổi, để có người làm không công việc nhà, việc đồng áng, và điều này cũng có miền quê VN cùng thời. Tình cảnh hủ tục như bán con dâu góa nêu trong truyện, hay gả con dâu góa cho con trai nhỏ để đỡ tốn tiền cưới vợ (mới) cho con trai nhỏ; may là những hủ tục này không có ở VN. Với người Việt, em trai của chồng vẫn trọng chị dâu góa như khi chồng còn sống.
    Bản dịch Việt có một chi tiết ắt sai lệch về tuổi của mẹ chồng (đầu) của nhân vật chính: “Bà dẫn theo một người đàn bà trạc tuổi hơn ba mươi.” Quá trẻ. Có thể sai lệch ngay ở bản dịch Anh chăng. Điều khác, chú thích [6] của bản dịch Việt dùng từ cọc cho việc khiêng kiệu. Cọc thường ở vị trí thẳng đứng, đối với đòn ở vị trí nằm ngang.

    1. Thưa ngài Hato,

      Không biết cao nhân nào đây nên gọi bằng ngài cho lễ phép. Cám ơn ngài đã chỉ giúp sự tinh tế của tiếng Việt. Cột và đòn. Thật tình lâu ngày không trau giồi, nên tiếng Việt của tôi cùn mằn đi nhiều.

      Còn bà mẹ chồng trạc hơn ba mươi thì không sai đâu ạ. Làng quê của Lỗ tiên sinh có tục tảo hôn. Hai đứa con trai của người đàn bà này, đứa lớn có vợ và hắn đã qua đời, Tám không nhớ rõ, hắn chỉ trạc mười hai hay mười ba, cao lắm là mười lăm. Người vợ của người con trai lớn, tức là cô con dâu trong truyện, chỉ nhỏ hơn bà mẹ chồng vài tuổi. Cô con dâu tiếng là lấy chồng nhưng đúng ra chỉ đi làm người ở không công.

Leave a comment