Giải văn học Phan Thanh Giản

http://www.gio-o.com/Chung2/GiaiVanHocPTG2.htm

Mời các bạn tham dự giải văn học Phan Thanh Giản.

Giải Văn Học Phan Thanh Giản (hải ngoại, nhưng ai ở đâu cũng có thể tham dự)

Chủ đề : MIỀN NAM TRƯỚC VÀ SAU 1975

Gồm 2 giải :

GIẢI NHẤT : 15.000 US dollars ;

GIẢI NHÌ : 5000 US dollars .

Giải văn học này (gồm các bộ môn : truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, bút ký) chưa phổ biến dưới mọi hình thức, do các tác giả trong và ngoài nước gởi, hay được thân hữu giới thiệu.

Ban tuyển chọn gồm nhà văn, nhà báo, không phải là thành viên của Hội Phan Thanh Giản, hoàn toàn độc lập, đã hoạt động văn hóa trước và sau 75, từ trong nước tới hải ngoại : Trương Anh Thụy, Lê thị Huệ, Trần Doãn Nho, Nguyễn văn Sâm và Từ Thức.

Một dân tộc không thể có tương lai, nếu không có quá khứ. Trao giải thưởng cho những tác phẩm nhân chứng của miền Nam VN trước và sau 75, chúng tôi hy vọng đóng góp vào việc xây dựng lại đất nước trong những ngày tới

Đưới đây là những chi tiết kỹ thuật về tác phẩm dự thi, hộp thư gởi bài, địa chỉ liên lạc, thời hạn gởi bài , ngày giờ công bố kết quả và trao giải.

Để thông báo tin tức về Giải Văn Học và Học Bổng của Hội Văn Hoá & Giáo Dục Phan Thanh Giản Foundation cùng tài liệu, bài vở liên quan đến Cụ Phan hữu hiệu hơn, Hội có một website mới: ptgculturefoundation.com.

Về Giải Văn Học chủ đề Miền Nam Việt Nam Trước Và Sau 1975, với hai giải thưởng $15,000 US và $5,000 US; ngoài các thể lệ ghi trong thông cáo 1; thông cáo 2 có thêm vài điều:

1/- các tác phẩm dự giải không có giới hạn số trang nhưng phải ít ra là 200 trang;

2/- một tác giả có thể gởi hai tác phẩm dự thi;

3/- các tác phẩm dự giải thuộc bản quyền của tác giả và tác giả chịu mọi trách nhiệm về tác phẩm của mình; nếu có tranh chấp ban tổ chức giải sẽ không có liên hệ nào;

4/- nếu có điều gì không đúng về bản quyền, giải thưởng có thể bị hủy bỏ;

5/- sáng tác dự giải gởi thẳng đến ban tuyển chọn sẽ không được chấp nhận.

Sáng tác của nhiều tác giả sẽ được xem là của người đứng tên dự giải. Sáng tác của một tác giả qua sự giới thiệu của độc giả phải có sự đồng ý của tác giả đó. Mọi người ở khắp nơi đều có thể tham dự giải.

Thể loại cho giải : Hồi ký, bút ký, truyện dài, tuyển tập truyện ngắn, chưa phổ biến dưới mọi hình thức, viết bằng tiếng Việt có dấu, xin gởi đến điạ chỉ email: khanhp1988@yahoo.com.

Xin quý vị gởi qua dạng PDF (nếu có thể được) theo dạng đính kèm. Không nên “copy” rồi “paste” trực tiếp trên mặt trang điện thơ (email).Trước khi đính kèm “file”, quí vị ghi vài dòng về tiểu sử và số phone, để tiện liên lạc trong điện thơ (chứ không trong sách đính kèm).

Dùng kích thước 12 (font size 12), khoảng cách bình thường (normal space). Khoảng cách 2 dòng (double space) để phân biệt hai đoạn văn.

Thông tin về giải xin vào ttp://ptgculturefoundation.com/. Kết quả sẽ công bố vào đầu tháng 5 năm 2021. Thời hạn cuối để gởi bài dự giải là cuối tháng 5 năm 2020.

Ban tuyển chọn gồm năm nhà văn, nhà báo, không phải là thành viên của Hội Phan Thanh Giản: Lê Thị Huệ, Trương Anh Thụy, Trần Doãn Nho, Nguyễn Văn Sâm, Từ Thức.

do nhà báo PhanThanh Tâm, chủ tịch Hối Đồng Quản Trị cùng Bác sĩ Thái Ngọc Ẩn, chủ tịch Hội Đồng Điều Hành phụ trách.

Trụ sở hội ở thành phố Boston,tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ.

Liên lạc với Ban Tổ Chức Giải qua điện thư: ptgculturefoundation@gmail.com.

TM Hội Văn Hoá & Giáo Dục Phan Thanh Giản Foundation

Phan Thanh Tâm

Ngày 26 tháng 1 năm 2019

2 thoughts on “Giải văn học Phan Thanh Giản”

  1. Khi đọc Thông Cáo 1 và 2 (TC1, TC2) của Hội Văn Hóa & Giáo Dục Phan Thanh Giản về Giải Văn Học Phan Thanh Giản với chủ đề Miền Nam Việt Nam Trước Và Sau Năm 1975, tôi hơi ngỡ ngàng về tính mạch lạc và độ rõ ràng của hai thông cáo ngắn, bằng tiếng Việt, của một hội văn hóa VN về một giải văn học của hội.
    Xin trích (in nghiêng) và bàn vài nơi tiêu biểu trong những nơi gây ngỡ ngàng.
    Ở TC1:
    “đưa đi tập trung cải tạo những người đã từng phục vụ cho chế độ VNCH”: Các cựu quân cán chính VNCH không bị tập trung cải tạo là các quân nhân cấp bậc từ binh nhì đến chuẩn úy (ở Saigon, chuẩn úy ở một số tỉnh vẫn bị), công chức chức vụ dưới bậc giám đốc, cán bộ cấp thấp. Các vị đó cũng “đã từng phục vụ cho chế độ VNCH” chứ.
    “Thể loại: Hồi ký, bút ký, truyện dài, tuyển tập truyện ngắn, chưa phổ biến dưới mọi hình thức”: Cần định nghĩa rõ thế nào là “phổ biến dưới mọi hình thức”. Có xem là đã phổ biến khi một tác phẩm, dù chưa in thành sách và bày bán công khai, nhưng đã chuyển cho bạn bè, cho các nhà phê bình? Đã đưa lên blog cá nhân? Đã gửi đến tất cả thành viên của một hội tư (có khoảng 1 triệu hội viên)?
    “Sáng tác của một tác giả qua sự giới thiệu của độc giả phải có sự đồng ý của tác giả đó.”: Với tác phẩm, dù chưa phổ biến, nhưng tác giả đã bán/nhượng tác quyền (bản quyền), tác giả có được gửi tác phẩm dự tranh giải không? Và nếu tác phẩm trúng giải, giải thưởng trao cho ai, tác giả hay người/cơ quan giữ tác quyền?
    Ở TC2:
    “1/- các tác phẩm dự giải không có giới hạn số trang nhưng phải ít ra là 200 trang”: Điều 1/- của TC2 không phải “thêm” như loan báo, mà là phủ quyết và thay thế điều kiện “dài từ 200 trang tới 300 trang” của TC1. Hơn nữa, Điều 1/- của TC2 tự mâu thuẫn ở hai phần “không có giới hạn số trang” và “nhưng phải ít ra là 200 trang”. Một cách Điều 1/- của TC2 có thể gọn hơn và mạch lạc: “các tác phẩm dự giải không có giới hạn số trang nhưng phải ít ra là 200 trang”.
    “Dùng kích thước 12 (font size 12), khoảng cách bình thường (normal space)”: “Normal” space có thể thay đổi tùy loại văn kiện, cơ quan, . . . . Nên thay normal space bằng single space, 1.5 spaces, hoặc double spaces, để rõ hơn.
    Góp vài ý nhảm. Chúc các vị vui, khỏe.

    Like

    1. Hah, italic and strikethrough features failed. Một cách Điều 1/- của TC2 có thể gọn hơn và mạch lạc: “các tác phẩm dự giải phải ít ra là 200 trang”

      Like

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s