Đi xem Hoa Lư

Đứng bên ngoài đền Hoa Lư nhìn sang bên kia hồ là sân đền.

Bất cứ ai còn nhớ tí xíu lịch sử năm lớp ba hay lớp nhì (còn gọi là lớp ba hay lớp bốn) sẽ nhớ Đinh Bộ Lĩnh và Thập Nhị Sứ Quân, cờ lau tập trận. Ai có xem cải lương sẽ còn nhớ ít nhiều vở tuồng Thái hậu Dương Vân Nga. Tôi đến Hoa Lư nghe cô hướng dẫn viên thuyết trình cho nhóm người du lịch thì dần dần nhớ lại. Lịch sử Việt Nam những năm Tiểu học rất hay, vì nó giống như truyện cổ tích vậy. Thật ra những năm ấy lòng người xôn xao, chiến tranh xảy ra, mùa màng thiếu người chăm lo, cảnh chia ly, mẹ góa con côi. Và triều đình thì âm mưu soán đế quan này hạ bệ quan kia để nắm quyền hành tước vị.

Tấm biển trước đền kể lại lịch sử Việt Nam thời vua Đinh đến vua Lê có mấy câu thơ đối .

Dương Thái Hậu một lòng vì nước, áo hoàng bào nối chí vua Đinh.
Lê Đại Hành mười đạo ra quân, dòng Bạch Thủy vùi sâu giặc Tống.

Cô hướng dẫn viên thao thao bất tuyệt ôn lại lịch sử cho đám người ngoại quốc. Khi cô dứt lời một ông Mỹ thắc mắc, sau khi Dương Vân Nga dâng ngôi vua cho Lê Đại Hành và trở thành hoàng hậu, số phận Đinh Toàn ra sao. Người Mỹ, nghe lịch sử Việt Nam, chắc cũng liên tưởng đến The Game of Thrones. Một bà vợ vua, dâng ngôi cho người chồng sau, nghe thật là mờ ám. Không biết có bảo toàn mạng sống cho đứa con không. Cô hướng dẫn viên vì phái đoàn đông người, cuộc hành trình dài trước mặt không cho phép cô cà kê với một ông du khách tò mò nên cô trả lời ngắn gọn. “Yeah yeah, he was ok.” (vâng, vâng, ông con vua -bị tước ngôi – không sao.) Tôi về đọc wikipedia thấy Đinh Toàn lớn lên, về sau đi đánh giặc với vua Lê Đại Hành, bị trúng tên chết.

Có lẽ ông Mỹ hàm ý chê trách, nhưng ở hoàn cảnh lúc ấy, sự chọn lựa của bà là tốt nhất cho bà và cậu con trai mới chừng năm sáu tuổi. Nếu bà không lấy Lê Đại Hành làm chồng chắc mẹ con bà khó sống sót với những âm mưu soán đế của các vị hoàng tử và quan lớn trong triều đình, và với lòng ghen của năm bà vợ trước của Đinh Tiên Hoàng. Và nếu bà không dâng ngôi vua cho Lê Đại Hành thì không ai đủ tài chống lại quân Tống.

Cũng cái ông Mỹ này đã hỏi riêng tôi, bà nghĩ thế nào về Việt Nam bây giờ so với Việt Nam hồi trước. Tôi chẳng buồn gặn hỏi ông hồi trước là hồi trước của lúc nào, tuy nhiên tôi nói thật ý nghĩ là tôi thấy Việt Nam bây giờ rất giàu, nhiều nơi tốt đẹp hơn. Dĩ nhiên tôi không biết Hoa Lư cách đây mấy chục năm hay năm năm ra làm sao vì tôi đến đây lần đầu. Ông nói ông thích cách phát triển lớn mạnh của VN so với Thái và Cambodia. Cambodia thì theo Trung quốc. Còn Thái Lan hư hỏng đồi trụy (ông muốn nói đến nạn buôn bán sex và ấu dâm). Tôi ừ hử rồi dông cho lẹ để đi theo cho kịp phái đoàn,

Trống trong đền thờ
Kiệu vua
Long sàng – bảo vật quốc gia. Thời xưa chưa có nệm, ngồi hay nằm long sàng chắc đau ê ẩm thân người.

Cô hướng dẫn viên kể rằng sau khi lên ngôi, vua Lê Đại Hành rất khiêm tốn. Đền vua Đinh phía trên mái ngói có chạm trổ trang trí hình rồng, còn đền vua Lê thì trang trí hình chim phụng (hay kỳ lân, tôi quên mất). Người đến viếng đền được dặn trước là không được mặc quần đùi, người quên lời dặn được cho mượn một cái váy dài che kín đôi chân.

Mộ ở trong khuôn viên của đền là mộ giả vì vua chúa thời xưa sợ bị xâm phạm đến mộ phần và thi thể nên nơi chôn cất được giữ bí mật, nhưng cuối cùng người ta cũng tim thấy mộ ông ở trên ngọn núi kế bên, phía trên có cắm cây cờ bay phất phới. Cả đền thờ vua Đinh. vua Lê, và Dương Thái Hậu đều đơn giản không có nhiều di tích cổ.

Cổng vào đền Hoa Lư . Gần đỉnh núi có ngọn cờ, nơi có ngôi mộ vua Đinh Tiên Hoàng.

Hoa văn chạm trổ trên một cái trụ ở sân đền

Một trong những cổng đền

một du khách đứng ngắm cảnh ngoài đền

Cây hoa gạo

hoa lục bình

mái đền vua Đinh

bức tường vòng quanh đền

gạch nung tráng men trang trí trên tường thành quanh đền

.

.

.

.

.

.

.

.

.

13 thoughts on “Đi xem Hoa Lư”

    1. “Bất cứ ai còn nhớ tí xíu lịch sử năm lớp ba hay lớp nhì ” Nhớ phần nào, nhớ lõm bõm các bài học lịch sử thời tiểu học chắc không khó cho nhiều người, nhưng nhớ được học ở năm nào một bài học lịch sử, chắc ít người, phải cỡ cô Bà Tám, mới nhớ được, hehe.

  1. Em khoing rành lịch sử VN cho lắm nên đọc lại những gì chị viết lại cũng làm em thêm hiếu kì. Mấy hình đúng là đậm chất thời gian.

    1. Wikipedia có bài khá chi tiết cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt về bà Dương Vân Nga, tiếng Việt chi tiết hơn. Trang rảnh và hiếu kỳ thì có thể tìm đọc thêm. Trong bài viết về Dương Vân Nga có nhiều link cho biết thêm về Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, cũng như một số quan chức của hai triều Đinh và Lê.

  2. Em không thích học lịch sử nhưng em tin đó là do cách dạy lịch sử trong nhà trường. Em vẫn luôn tin sử Việt kiêu hùng và rất đáng để tìm hiểu. Ước gì chúng ta được đi đến tận nơi để học sử như thế này.

    1. Chị cũng ngán học sử, nhất là sử thế giới và sử hiện đại. Tuy nhiên sử Việt thời xưa đọc rất hay, cứ như đọc truyện vậy.

    1. Cô cứ nghĩ long sàng là phải làm bằng cẩm thạch có nạm vàng và kim cương 🙂 Có lẽ các vua thời bấy giờ nghèo hoặc của cải chôn giấu bị cướp hết rồi.

  3. Long sàng này mà nằm chắc khỏi ngủ quá 🙂 Cháu thấy nó còn cứng hơn ghế đá công viên. Mà hồi xưa vua chúa VN cũng nghèo. Có của ngon vật lạ gì cũng phải cống nạp cho TQ hết. Chỉ sau này đến triều Nguyễn mới thấy có đền đài cung điện.

  4. Cháu đi Huế hai lần cũng đều có nghe hướng dẫn viên, học Sử kiểu này vào đầu hơn qua sách dạy. Chuyện thái hậu Dương Vân Nga và vua Lê Đại Hành ta thường nghe là chính sử, nhưng thâm cung bí sử cũng đáng đọc nữa ạ. ^^

Leave a comment