Đi xem Tam Cốc

Anh lái thuyền chở chúng tôi đi Tam Cốc

Có thể nói điểm thú vị nhất của chuyến đi này là anh lái thuyền. Cũng may cho tôi là ông Tám, nói giọng Bắc, lại thích gợi chuyện hỏi han thăm dò nên tôi được nghe nhiều mẩu chuyện nho nhỏ và thú vị. Anh là bộ đội về hưu, đã tham gia trận Lạng Sơn khi Trung quốc xâm chiếm Việt Nam. Anh là người địa phương. Phải là người địa phương mới được tham gia đưa khách bằng thuyền đi xem Tam Cốc.

Trước kia lúa gạo và nếp được trồng hai bên “đường sông” sau này vì ngành du lịch phát triển nên khoảng “bờ sông” được thu nhỏ lại. Khách du ngoạn nếu muốn chụp được ảnh đẹp, nhất là mùa lúa chín thì phải lên trên núi cao. Điều đó có nghĩa là phải nhờ người địa phương dẫn đường và khuân vác đồ chụp ảnh. Vì có rất nhiều người trong làng tham gia chèo thuyền nên phải chia phiên. Đến mùa nhiều du khách thì anh được nhiều phiên chèo do đó có thu nhập thêm. Khi ít du khách anh chỉ chèo thuyền chừng ba hay bốn lần trong mùa.

Người dân trong vùng đa số đều nghèo. Thỉnh thoảng anh chỉ cho chúng tôi xem ở một hòn đảo nhỏ ven bờ sông sau rặng cây chuối, có thấp thoáng mái chòi của một gia đình, trước kia đi vùng kinh tế mới ở Minh Hải (Cà Mau) không sống nổi nên quay về.

Khuất sau rặng chuối có một mái nhà

Tùy theo khách ngoại quốc hay khách Việt, anh có khi phải chở năm người Việt, hay ba người Mỹ. Gặp lúc đông, chuyến chót chở bảy Việt, năm Mỹ mà tiền công vẫn không tăng. Anh chở chúng tôi ghé vào thuyền của ông cụ bán lan và hút điếu thuốc lào. Anh nói chuyện chậm rãi, giọng dịu dàng. Kể ngày xưa khi có chiến tranh thì nhìn thấy gì gì ở đâu ở đâu. Tôi rất muốn lấy giấy bút ra ghi lại nhưng ngại ngùng, sợ kỳ. Sợ cái bản chất viết văn của mình nó thấm quá sâu nên cái gì cũng thấy hay thấy quan trọng muốn viết. Đi ngang mũi đá có hình chim ưng, anh tử tế chỉ cho tôi, chỗ ấy đẹp đấy, chụp ảnh đi, và anh đưa thuyền đến gần. Nếu anh không chỉ chắc tôi không biết.

Tam Cốc có nghĩa là ba động. Động nhìn xa rất thấp, tưởng chừng sẽ đụng đầu mình nhưng đến gần thì thấy còn cách khá xa. Trong hang tối om, không thấy cả mũi thuyền mình, nhưng khi chụp ảnh tôi dùng cái app của Microsoft làm cho nó sáng lên và thấy nó có màu sẵn trong đá. Đi xong ba động thì không còn nhận biết động này khác động kia như thế nào, du khách đi qua một lần thì ba động giống như nhau. Sông vào Tam Cốc có lúc rộng lúc hẹp. Anh lái thuyền bảo chúng tôi nước cạn, chỉ đến ngực, nếu chúng tôi muốn có thể cởi áo phao ra. Đường đi khá dài, người khỏe có thể chèo nhanh. Tôi gặp bà cụ, anh lái thuyền bảo rằng bà đã tám mươi, trông còn khỏe, chèo nhanh. Nhanh thì cũng cả tiếng đồng hồ chèo vào cả tiếng đồng hồ chèo ra. Tiền đến tay những người chèo thuyền đưa du khách rất ít, phần lớn rơi vào tay người giàu, chủ nhà hàng, chủ khách sạn, chủ những khu khai thác du lịch.

Đi chơi vui nhưng có lúc cũng chạnh lòng.

18 thoughts on “Đi xem Tam Cốc”

  1. Cảm ơn chị Tám đã cho thấy cảnh đẹp và những mẫu chuyện vui buồn, chuyến đi chắc sẽ in đậm trong tim chị về một đất nước và con người. Chúc anh Tám cùng chị luôn an vui.❤❤

    Liked by 1 person

  2. Hình ảnh đẹp. Viết rất tâm. Em mến mộ chị quá chị Tám ơi!

    Nghe chị kể, cái gì trong cuộc sống cũng có hai ba mặt há. Nhìn mặt này thì thấy mặt kia làm mình chạnh lòng.

    Liked by 1 person

    1. Cám ơn Trang. Hôm nào theo mẹ của Trang, dẫn ông O và hai cháu đi chơi VN một chuyến đi. Đi VN ít tốn kém hơn các nước châu Âu.

      Like

  3. Hình thứ Năm cô lái đò ngồi giữa vạn đò rất độc đáo. Hà catch hình này rất đẹp.
    Kodak moment !

    Liked by 1 person

      1. Những posts mới mà Hà đăng ở Gió O không có nơi để vào comment ở blog của Hà được nữa, không biết Hà có biết không?

        Like

    1. Chắc lâu rồi Dã Quỳ chưa đi chơi ở VN? Chừng nào các cháu lớn một chút nói ông Tiên đưa cả nhà đi du lịch một chuyến. Vui lắm.

      Like

      1. Dạ từ ngày rời VN qua đây đến giờ, DQ chưa về lại VN ạ, thưa BT! Vẫn mong có được một dịp để về thăm mồ mả ông bà nữa đây. Còn đi du lịch hay không thì tính sau ạ.

        Liked by 1 person

Leave a Reply to Dã Quỳ Cancel reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s