Hồn ta phơi trắng giữa sương mù

Ngôi nhà đối diện với nhà tôi chụp sáng nay trời sương mù.
Con gà tây (hay gà lôi) đang ở trong sân của nhà bên cạnh nhà đối diện với nhà tôi.

Sáng nay trời dày đặc sương mù. Đến bây giờ 8:25 sáng sương mù chưa tan và mưa nặng hạt hơn. Buổi sáng sớm nghe tiếng gà tây gáy hay ho khúc khắc và tiếng chim hót cũng mù mờ như sương.

Tôi lục tìm một số bài thơ cũ của nhà thơ Tô Thùy Yên trong mấy bộ sưu tập thơ của nhà xuất bản Thư Ấn Quán và nhìn thấy một bài thơ có nhắc đến sương mù. Bài thơ này của Tô Nhược Châu, trong quyển Thơ Miền Nam thời chiến tập I in năm 2007. Bài thơ này in trang 688, trước khi đến thơ của Tô Thùy Yên, tôi chép lên đây vì tựa đề có từ sương mù.

Hồn ta phơi trắng giữa sương mù

Hương tóc em ồ hương của Thu
Hồn ta phơi trắng giữa sương mù
Sáng nay có một bông quỳnh nở
Và bóng chim về trên ngọn khô

Một thoáng trầm hương trên tóc xanh
Rượu của ta mà mộng của em
Sẽ đốt sầu tan trong mắt biếc
Tình ơi ta đợi đã mười năm

Thu của ta và em của ta
Một rừng cây chết sẽ trổ hoa
Ta uống cho quên trời đất cũ
Hồn ơi bay trắng cõi giang hà.

Không biết chỗ nào có rừng cây chết trổ hoa, chứ hai chậu lan của tôi được ông thầy dạy lớp trồng lan tặng, một là lan vũ nữ, một là lan hồ điệp, đều nở hoa. Học sinh trong lớp người nào cũng được tặng một chậu lan, phí tổn đã cộng vào học phí, Tôi học hai lần được hai chậu lan. Bỏ nó khô héo suýt chết, mấy đóa hoa đầu tiên bị thiếu nước rụng hết, nhưng sau đó mọc đợt hoa lần thứ nhì thay vì năm sáu nụ chỉ còn lại ba nụ thôi.

Ơ nhưng mà từ sương mù lại đến lan, tôi lang thang lạc đề mất rồi.

6 thoughts on “Hồn ta phơi trắng giữa sương mù”

  1. Bài thơ hay quá !
    Hồi xưa người ta làm thơ sao “thơ” quá. Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?

    Liked by 1 person

    1. Hà nghĩ thế hệ các nhà thơ trước 75 như rượu ủ dưới hầm lâu năm vậy. Chỉ có nắng ấy, gió ấy, giống nho ấy, mới ủ ra được giống rượu ấy. Lâu lâu nhâm nhi một chút rượu cũ để say.

      Liked by 1 person

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s