Những người tôi gặp ở Hạ Long

Buổi sáng ở vịnh Hạ Long, cảnh trí của hằng ngàn hòn đảo giống như những nét chấm phá trên bức tranh vẽ bằng mực đen

Cũng như chuyến đi chùa Hương, ngoài phong cảnh hùng vĩ, điểm thú vị của chuyến đi là những người tôi gặp. Ngày đầu tiên trên chuyến taxi đưa người từ thuyền lớn sang đảo, tôi gặp một nhóm người trẻ tuổi, chừng mười hai mười ba cho đến mười tám mười chín. Người Á châu nhưng nói tiếng Anh rất giỏi, và cũng choai choai nghịch ngợm ồn ào như những người Mỹ trẻ tuổi. Đám bạn trẻ này đi chung với người mẹ độ hơn bốn mươi, và đôi vợ chồng lớn tuổi hơn, tôi đoán là ông bà (ngoại). Bà trạc tuổi bảy mươi, luôn luôn quấn khăn có lẽ theo Hồi giáo, có giọng nói từ tốn ôn hòa. Trước khi lấy chồng, bà làm cô giáo, bà kể nhưng tôi không nhớ rõ, có lẽ chuyên dạy môn mỹ thuật. Sau khi lấy chồng bà ở nhà nuôi con và làm việc giúp chồng. Với cái tuổi hơn bảy mươi, thuộc thế hệ trước, mà bà nói chuyện toàn bằng tiếng Anh, thứ tiếng Anh chuẩn mực học từ trường lớp, làm tôi kính nể. Bà cho biết gia đình bà là người Mã Lai. Cha mẹ bà bắt bà học chương trình Anh từ nhỏ.

Bà vợ ông cựu Đại sứ Mã Lai

Khi biết bà là người Mã Lai, tôi nói với bà tôi là người Việt từng là thuyền nhân tị nạn trên đảo Bidong của Mã Lai. Bà thố lộ trong cuộc trò chuyện, ông chồng bà, là cựu Đại sứ cho Mã Lai ở Việt Nam vào những năm 1990’s. Bà có nói năm nào, nhưng bây giờ thì tôi không còn nhớ. Tôi phải tập ghi chép những chi tiết nho nhỏ trong các chuyến đi sắp đến của mình. Tôi nhấn mạnh, “bà thố lộ trong cuộc trò chuyện” vì tôi muốn bạn không nghi oan là bà hay tôi ngầm ý khoe khoang hoặc phóng đại. Bà có thái độ lịch thiệp và từ tốn rất đáng mến. Tôi thích cái “poise” của bà, không phải ai cũng có được cái poise này. Dĩ nhiên tôi cũng chỉ lập lại lời bà trò chuyện với tôi và tôi tin là bà nói thật.

Ông cựu Đại sứ Mã Lai, thể theo lời của người phụ nữ duyên dáng đi chung chuyến tàu du lịch Hạ Long với tôi.

Ông xác nhận ông có làm việc ở Việt Nam, nhưng không nói rõ ông làm công việc gì, chức vụ gì, và chúng tôi cũng không hỏi. Tôi muốn trò chuyện với ông nhưng suốt ngày đi tham quan nơi này nơi nọ tôi không có cơ hội. Buổi tối ngủ lại trên du thuyền, sáng sớm tôi lên boong tàu để tập tài chí và may sao gặp ông. Chỉ có ba người chúng tôi là dậy sớm để tập tài chí.

Ông có thái độ của một người chuyên làm công việc ngoại giao. Ông thích trò chuyện với người trên thuyền. Ông nói chuyện rất lâu với nhóm 6 người Úc đến và ở sẵn trên tàu trước chúng tôi một ngày. Phải yêu thích công việc ngoại giao người ta mới có thể thích thú giao thiệp trò chuyện với người chỉ mới gặp lần đầu như thế. Mỗi lần đi đâu, bà cứ phải giục giã ông vì ông lúc nào cũng đang ở giữa một cuộc chuyện trò sôi nổi thú vị. Dù ông là Đại sứ Mã Lai ở Việt Nam vào thời gian sau đợt thuyền nhân cuối thập niên bảy mươi đầu tám mươi rất lâu, chúng tôi vẫn cám ơn ông bà. Dẫu cho ông bà chỉ là thường dân thì chúng tôi cũng mang ơn dân Mã Lai đã chứa chấp chúng tôi, những người tị nạn đi cầu xin lòng thương hại của các nước trên thế giới, và Mã Lai đã cho chúng tôi tạm trú sau những ngày trôi dạt trên biển.

Chiếc du thuyền chúng tôi đi hai ngày một đêm trong vịnh Hạ Long
Trang trí thức ăn bằng ớt ngọt, cà rốt, cà chua, củ cải

Chợt nghĩ, dân tị nạn một thời khốn khổ nhận lãnh cứu trợ ở Mã Lai như mình, bây giờ lại đi du lịch chung chiếc du thuyền với vợ chồng ông cựu Đại Sứ Mã Lai, quả số mạng của mình thật là may mắn.

5 thoughts on “Những người tôi gặp ở Hạ Long”

  1. kể ra mà có thêm clip nữa thì vui cô nhỉ. giới trẻ giờ hay xài Stories, chứ viết như này quả thật là hiếm.

    trc cháu có đc đọc về cuốn Bên thắng cuộc của Osin, thuyền nhân thực sự là 1 trang sử đáng buồn của dân tộc này 😦

    Liked by 1 person

Leave a Reply to Bà Tám Cancel reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s