Tôi (Bà Tám) chỉ nghe kể lại câu chuyện này, và người kể lại câu chuyện (tạm gọi là Cô Chủ Nhà) cho tôi nghe đã nghe kể từ một người trong cuộc.
Và sau đây là câu chuyện tôi (Bà Tám) nghe kể lại qua lời kể của (Cô Chủ Nhà).
Ông Thầu Khoán xây căn nhà cho tôi là người hiền lành, chăm chỉ, và cẩn thận. Trong lúc ông trông coi cho thợ xây nhà, ông có trò chuyện với tôi chút ít. Tôi không quá tò mò, chỉ hỏi sương sương gọi là trò chuyện. Tôi ngạc nhiên khi biết ông ăn chay trường.
“Anh làm nghề thầu xây cất này đã lâu chưa?”
“Cũng không lâu lắm, chỉ sau thập niên 80.”
“Vậy à? Trước kia anh làm nghề gì?”
“Tôi làm nghề đóng ghe, đi ghe, buôn bán trên sông.”
“Anh ăn chay trường đã lâu chưa? Và tại sao, phát nguyện gì mà ăn chay trường?”
Ông Thầu Khoán trầm ngâm một hồi lâu mới nói tiếp. Chuyện xảy ra khá đau lòng. Đối với tôi đó là một cơn chấn động khủng khiếp.
Tôi ở một vùng có tên là Rừng Đước Mênh Mông. Sinh ra lớn lên ở vùng này, tôi biết từng ngõ ngách của rừng. Người lạ lọt vào rừng này bảo đảm không biết đường ra, mà nếu người nào cố tình lẫn trốn trong rừng thì cũng chẳng ai có thể tìm ra, ngoại trừ dân thổ địa, như tôi.
Khi người ta bắt đầu vượt biển đi tìm cuộc sống mới, có người rủ tôi đóng ghe, và dẫn đường. Tôi rước người dấu vào trong Rừng Đước Mênh Mông, và dẫn người ra ghe lớn đậu ngoài khơi xa. Thật ra những cuộc tổ chức vượt biển này đều có ăn chịu với các Anh Hai. Vì tôi là người sinh ra lớn lên trong vùng nên quen biết với khá nhiều Anh Hai. Tôi đưa người đi trót lọt một vài lần nên rất được tin cậy. Tôi cũng chuẩn bị một chuyến thật chu đáo, coi như là chuyến cuối cùng vì tôi cũng sẽ đi theo đoàn người đến một vùng đất mới để sinh sống.
Một hôm tôi nhận được cuộc gọi đưa người đi ra địa điểm. Chuẩn bị đâu đó đã xong chỉ chờ đến giờ thì Anh Hai gọi tôi ra một bên bảo nhỏ.
“Chuyến này làm gì thì làm, nhưng chú mày không được đi theo tàu. Nhớ nghe chưa. Không được đi theo.”
Trong giọng nói của Anh Hai có một sức nặng đầy đe dọa, đến độ tôi không dám cãi lời. Đêm ấy nghe nói người ta quýnh quíu tìm kiếm tôi năm lần bảy lượt rồi thế vào một người tài công khác. Còn tôi thì bỏ trốn, không hề xuất đầu lộ diện.
Về sau tôi được biết chuyến vượt biển đêm ấy không ai sống sót. Bao nhiêu người, tôi không nhớ chính xác, hơn một trăm hay mấy trăm. Tất cả mọi người trên ghe bị đưa đến một nơi nào đó trên biển và bị xả súng giết hết.
Tôi trốn lên Sài Gòn, và từ đó ăn chay trường.
Thật tàn ác! Tôi đã từng cứu những nhóm người vượt biên bị bỏ rơi giữa rừng tràm ở Hòn Chông HT. Tàu lớn không đến, ghe nhỏ tắp vào rừng chàm đước ven biển thả người xuống vì trời bắt đầu sáng. Tôi đi xe qua thấy người lấp ló bên mép rừng..nhìn là biết ngay. Tôi dừng xe lội vào gọi họ ra nói chuyện..tôi chỉ đường ra chợ..chỉ cách đi ra từng 2,3 người một, bỏ hành lý, bỏ áo quần sạch sẽ..trá hình thành dân địa phương.
Nhóm này mà công an xã nó thấy thì nó tóm gọn đưa đi Kinh Làng thứ 7 ít nhất là 2 năm.
Tôi đã cứu được cả nhóm thoát..họ đi ngang xí nghiệp TCCG của tôi, tôi gọi vào cho tắm giặt và nước uống. Sau tụi B2 (ca chìm) chỉ mặt tôi “- Có ngày tui bắt ông nghe!”
LikeLiked by 2 people
Cám ơn tấm lòng nhân hậu của anh.
LikeLike
Hic, đọc đoạn cuối thấy khủng khiếp quá ạ.
LikeLike