Trích một đoạn

trong quyển “The Temple of the Golden Pavilion.” Những đoạn văn này là lời của Kashiwagi nói với Mizoguchi, nhân vật chính trong truyện. Kashiwagi là bạn học của Mizoguchi. Anh ta bị chứng bệnh hai bàn chân teo lại và bẻ quặp vào bên trong, club feet, khôn lỏi, thường dụ ái tình của phụ nữ bằng cách khiến cho người ta thương hại đôi bàn chân què quặt của anh ta.

Well, beauty – beauty that you love so much – is an illusion of the remaining part, the excessive part, which has been consigned to knowledge.  It is an illusion of the “other way to bear life” which you mentioned.  One could say that in fact there is no such thing as beauty.  What makes the illusion so strong, what imparts it with such a power of reality, is precisely knowledge.  From the point of view of knowledge, beauty is never a consolation.  It may be a woman, it may be one’s wife. but it’s never a consolation.  Yet from the marriage between this beautiful thing which is never a consolation, on the other hand, and knowledge, on the other, something is born.  It is as evanescent as a bubble and utterly hopeless.  Yet something is born.  That something is what people call art.

“Beauty. . .”  I said and broke off in a fit of stuttering.  It was a limitless thought.  The suspicion had just crossed my mind that it might be my very conception of beauty that had given birth to my stuttering.  “Beauty, beautiful things,” I continued, “those are now my most deadly enemies.”

“Beauty is your most deadly enemy?” said Kashiwagi, opening his eyes wide.  Then the usual philosophical, exhilirated look returned to his flushed face.  “What a change to hear that from you!  I really must re-focus the lenses of my understanding.”

Với ba đoạn văn trên ông Mishima đã cho nhân vật chuyển hướng từ sự tôn thờ cái đẹp đến căm thù cái đẹp và từ đây dần dần đưa đến ước muốn đốt ngôi chùa vàng.

Bạn có thể chọn một tấm ảnh Kim Các Tự trong vô số ảnh Kim Các Tự trên internet. Tuy vậy tôi chọn tấm ảnh này trong cả chục tấm ảnh Kim Các Tự tôi chụp dù nó cũng chẳng có gì đẹp hơn. Tấm nào tôi chụp cũng xoàng xoàng như nhau cả. Tôi chọn ảnh này vì nó là của tôi và cũng vì ngoài ngôi chùa giát vàng, Kim Các Tự, tôi có thể nhìn thấy vài hòn đảo nhỏ trong hồ bao quanh ngôi chùa vàng. Hồ này có tên là Kyoko, tượng trưng cho biển cả. Ở góc trái là hai hòn đá to không có cây tùng mọc lên trên như những đảo kia. Đây cũng là một khái niệm vườn Thiền của người Nhật.

Những đoạn văn bên trên là của Yukio Mishima, trích trong quyển “The Temple of the Golden Pavilion.” Ivan Morris dịch sang tiếng Anh. Bạn nào muốn đọc bản tiếng Việt thì dùng google sẽ thấy Kim Các Tự ở VN thư quán. Đây là những đoạn cuối của chương Tám.

Tôi bắt đầu đọc quyển này chẳng biết bao giờ, có lẽ một hay hai năm về trước, khi tôi thầm mơ một chuyến đi chơi ở Nhật nhưng đọc mãi chẳng xong. Nghe tên quyển sách thì từ lâu rồi, nhưng bạn biết mà, sách kinh điển thì mình chỉ nghe tên nhiều lần và có cảm tưởng như quen biết với nó, như đã đọc nó rồi. Suốt mấy ngày nay tôi ôm quyển sách đọc cho đến trang cuối đầy những vệt màu tô lên quyển sách cũng như gấp kiểu tai chó ở những trang tôi nghĩ là quan trọng tôi có thể dùng để trích dẫn hay dịch. Ai cũng biết Kim Các Tự bị một nhà sư trẻ, 22 tuổi, thiêu rụi từ năm 1950. Và Mishima đã mang chi tiết này một cách khá trung thực vào quyển tiểu thuyết nói trên. Yukio Mishima bắt đầu câu chuyện khi nhân vật Mizoguchi, còn là một cậu bé nhà quê, mang tật nói lắp cho đến khi chàng ta đốt ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất nhì thời bấy giờ. Tên thật của người đốt chùa vàng là Hayashi Yoken, nhưng người ta cố tránh không nhắc đến tên nhân vật vì sợ biến hắn thành nhân vật nổi tiếng. Mẹ của Hayashi Yoken đã lao người vào xe lửa để tự tử sau khi anh ta đốt chùa. Ngôi chùa được xây dựng lại theo nguyên mẩu của ngôi chùa trước khi bị phóng hỏa. Sáu năm sau khi thiêu rụi ngôi chùa, Yoken cũng lìa đời vì chứng bệnh lao phổi. Yoken cũng bị tù giam nhưng án được giảm nhẹ đi vì anh ta mang bệnh tâm thần. Yoken ra khỏi tù năm năm sau (1955) vừa lúc cuộc tái kiến thiết ngôi chùa vàng hoàn tất.

Bảng sơ lược lịch sử của Kim Các Tự cho biết cuộc tái thiết chùa hoàn tất vào năm 1955.

Đoạn văn trích dẫn nói trên là một trong những đoạn Mishima suy nghĩ và tự tranh luận về “Cái Đẹp,” “Kiến thức,” và “Thiền.” Ông có nhiều đoạn suy nghĩ mà tôi không hiểu thấu tư tưởng của ông cũng như không đủ ngữ vựng để truyền đạt cái tôi hiểu. Nhân vật chính Mizoguchi của Mishima trong ngôi chùa vàng mang đầy ám ảnh về “Cái Đẹp” và sự mong muốn phải phá hủy cái đẹp này. Tôn thờ cái đẹp và phá hủy cái đẹp tôi gặp nhiều lần trong văn học và phim ảnh Nhật. Chắc không thể chỉ viết một vài câu rồi thôi.

Tâm lý của nhân vật Mizoguchi của Mishima không đơn giản. Không đơn thuần chỉ là một gã điên đi đốt nhà. Mishima đặt nghi vấn về đức hạnh của những vị bề trên của chùa, Thiền và Phật Giáo. Có thể nào Mizoguchi đốt chùa vì chống đối quyền lực của đấng bề trên, vì sự bất tuân phục vào hạnh kiểm của những đấng đại diện cho quyền năng trong tôn giáo?

Ngay từ những năm 1950, Kim Các Tự đã là một nơi thập phương bá tánh tề tựu để thưởng ngoạn vẻ đẹp của ngôi chùa và khu vườn bao quanh. Nếu bạn tận mắt chứng kiến số lượng du khách trong một buổi sáng tôi đến xem chùa, bạn sẽ không khỏi cái ấn tượng là tiền vô chùa như nước. Đọc Mishima xong tôi không khỏi tự hỏi, lợi tức của ngôi chùa vàng là bao nhiêu, ai quản lý nguồn lợi này, nguồn lợi được phân chia như thế nào, bao nhiêu được dùng để nuôi dưỡng tăng sĩ.

White Snake Pagoda của Kinkaku-ji Temple

10 thoughts on “Trích một đoạn”

  1. Beautiful, Hà ! Mai thích hai bức hình Hà chụp có bố cục rất hay.

    “One could say that in fact there is no such thing as beauty. What makes the illusion so strong, what imparts it with such a power of reality, is precisely knowledge. From the point of view of knowledge, beauty is never a consolation.”

  2. Cô ơi? Có thể không liên quan nhưng cô có biết bản dịch full của tác phẩm the things they carried ở đâu không ạ?

    1. Cháu thử xem trang mạng Da Màu nha. Cô nhớ cô có dịch truyện ngắn này nhưng không biết có dịch trọn bài hay không. Và cũng không nhớ đăng ở đâu. Mà computer của cô bị hư mấy lần rồi nên không biết có lưu bản nào không cháu ạ. Cô nhớ có gặp ít nhất là một bản dịch của truyện này của một dịch giả khác. Ai dịch thì cô chẳng nhớ.

      1. Dạ vâng cô ạ! Cháu có xem qua thì họ chỉ dịch đúng chương đầu thôi, không có full. Còn bản dịch bằng sách bán ở trên mạng thì cháu không mua được! Dù sao cũng cảm ơn cô ạ!

        1. Những Điều Họ Đeo Mang, p. 1 – Tác giả: Tim O’Brien

          Những Điều Họ Đeo Mang, p. 2 – Tác giả: Tim O’Brien

          Những Điều Họ Đeo Mang, p. 3 – Tác giả: Tim O’Brien

          Những Điều Họ Đeo Mang, p. 4 – Tim O’Brien

          Những Điều Họ Đeo Mang, p. 5 – Tim O’Brien

          Những Điều Họ Đeo Mang, p. 6 – Tim O’Brien

          Những Điều Họ Đeo Mang, p. 7 – Tim O’Brien

          Những Điều Họ Đeo Mang, P. cuối – Tim O’Brien

          Đây là bản dịch của cô. Cô chỉ dịch chơi, giải trí. Nếu cháu thích thì đọc, nhưng không nên dùng nó vào mục đích nào khác (thí dụ như nộp bài cho giáo viên hay gửi đăng ở báo khác), bởi vì có thể cô có những sơ suất trong lúc dịch mà cô lười không muốn xem lại để sửa chữa. Cô không chịu trách nhiệm trong những sơ hở hay sai sót của bản dịch nhé. Cũng không muốn nghe lời góp ý hay phê bình của những dịch giả chuyên nghiệp nhé.

          1. Không đâu cô ạ! Cháu đang học tác phẩm này trên trường mà chưa hiểu rõ lắm nên tìm bản dịch để tham khảo thôi ạ! Không có sao chép để nộp cho giáo viên ạ!

  3. con đi kyoto rồi mà không để ý đến câu chuyện thú vị này. lần sau đi sẽ chú ý đến đây xem. cảm ơn bà Tám.

    1. Cám ơn cháu đã đọc. Cô còn một vài tác phẩm có liên quan đến chuyến đi Nhật muốn giới thiệu hay là trò chuyện với bạn đọc trên đây chỉ e ngại không ai muốn đọc.

Leave a comment