Hai quán ăn, Việt và Nhật

Khi muốn kể chuyện đi ăn nhà hàng, xem lại ảnh cũ thì nhận ra mình không có ảnh để kèm theo câu chuyện.

Hồi tháng 3 tháng 4, một buổi tối tôi với ông Tám đi ăn ở phố Cổ Hà Nội. Khi nói chuyện ăn uống ông luôn nhường cho tôi chọn chỗ ăn vì tôi hay ca cẩm chuyện mặn nhạt. Cả tôi và ông lại là người sống theo thói quen, nên đi chỗ lạ vẫn có khuynh hướng tìm món ăn quen thuộc với khẩu vị của mình, thay vì chọn món lạ miệng, theo văn hóa ẩm thực của vùng miền mình đến viếng. Người miền Bắc vào Nam mở nhà hàng đậu phụ mắm tôm. Chúng tôi thấy bảng hiệu, Bún Bò Nam Bộ thì biết là tối nay muốn ăn gì.

Tưởng là món bún bò giống như bún bò Huế, nhưng thật ra đây là món bún thịt bò xào. Có giá sống, nhưng cọng giá dài mỏng và dai chứ không mập ú ù như giá của tiệm Tàu ở Mỹ. Nhà hàng khá lớn, tôi quên mất tên, cũng đâu đó trong vòng đi bộ từ phố cổ. Bàn sắp thành hàng dài, san sát nhau. Khách ngồi sát vách tường, giữa là bàn hẹp chiều ngang, rồi đến khách ngồi đối diện. Ra vào khá chật mọi khoảng cách đều được tận dụng. Ở bên ngoài cửa tiệm có đặt computer để ghi nhận món ăn khách hàng đặt. Có một đầu bếp với chảo chiên hay xào món ăn nhanh gì đó. Thực đơn khách hàng đặt được nấu phía bên trong, chiều dài của nhà hàng rất sâu. Nhà hàng không có nhiều món ăn, chỉ bún bò nam bộ và một vài loại nước uống. Khách vào chỉ có gọi tô lớn hay tô nhỏ. Một kiểu nhà hàng công nghệ dây chuyền, phục vụ rất nhanh nhờ giản dị. Rất đắt khách.

Hồi tháng 10, ở Kyoto, buổi tối chúng tôi đi tìm chỗ ăn. Quán ăn Nhật thường không có nhiều rau như cơ thể chúng tôi đòi hỏi. Ngạc nhiên là họ không ăn nhiều rau nhưng vẫn không bị béo phì. Chúng tôi bước vào một quán ăn vắng khách vì là tối cuối tuần. Mấy hôm trước thấy quán đông người, đàn ông mặc suits màu đậm, áo trắng kiểu người salary men như thường thấy trong phim. Bước vào quán ăn vì thấy trên bảng quảng cáo bên ngoài có cơm trắng. Nghĩ thầm bất quá thì cứ chỉ vào món ăn và trả tiền.

Cửa hàng sáng trưng. Họ cũng tận dụng khoảng cách như quán ăn ở Hà Nội. Bàn dài, có hai dãy bàn khách ngồi quay mặt vào vách tường. Dãy bàn ở giữa có thể xem tivi treo gần cửa tiệm. Loay hoay với cái menu, chúng tôi nói tiếng Việt với nhau thì phát hiện cậu nhân viên đang giúp chúng tôi đặt món ăn là người Việt. Ôi hiếm hoi làm sao, và chúng tôi thở phào nhẹ nhõm vì biết là mình sẽ chọn món nào cho vừa ý nếu cần thì có thể đặt thêm rau. Và rau thì cũng chỉ là vài miếng pickles nhỏ nhoi. Cậu nhân viên trẻ tuổi, cao ráo, trắng trẻo, nhìn giống y như người Nhật.

Thức ăn được nấu ở tầng trên. Khi nấu xong, người ta cho vào “thang máy” chuyển xuống tầng dưới chỗ thực khách đang ngồi. Thang máy ở đây có lẽ hình dáng như một cái tủ to, có nhiều ngăn để thức ăn, chỉ cần bấm nút là thang chạy lên hay chạy xuống. Thực đơn cũng theo dạng công nghệ gần giống như TV dinner, khi khách hàng đặt món ăn thì mở tủ lạnh lấy bao hay gói thức ăn ra, hâm nóng lên. Cơm và súp thì được nấu sẵn.

Hai quán ăn khác nhau nhưng lại có một vài điểm giống nhau. Quán nhỏ, chiều ngang hẹp, chiều dài sâu, ít món ăn, và có kiểu dây chuyền công nghệ rất nhanh và gọn. Cả hai quán Việt và Nhật kể trên đều không phải là hàng quán sang trọng hàng đầu nhưng cũng thuộc hàng kha khá ở ngay trong thành phố lớn của Việt (Hà Nội) và Nhật (Kyoto).

Khách hàng ở quán ăn Việt có vẻ vui tươi thoải mái hơn, họ có vẻ đi chơi và ghé ăn tối vì thế họ trò chuyện rôm rả hơn. Khách hàng ở quán ăn Nhật có vẻ như sau buổi làm việc, chỉ muốn ăn cái gì đó giản dị và về nhà nghỉ ngơi. Họ thường đến ăn một mình. Tuy vậy cũng có nhóm hai hay ba người và họ nói chuyện vui vẻ hơn.

Đây chỉ là quan sát bề ngoài của một người mới nhìn quán ăn tương đối bình dân của Nhật lần đầu. Không có ảnh của hai quán ăn tôi vừa kể trên nên xin thế bằng ảnh của một quán ăn khác cũng ở Nhật nhưng ở Tokyo.

Một quán ăn nhỏ ở Tokyo

3 thoughts on “Hai quán ăn, Việt và Nhật”

  1. Em có đi cả quán Nhật và Việt ở Tokyo ạ. Quán Việt thì khách trò chuyện rôm rả hơn, còn quán của người Nhật khách có vẻ lặng lẽ hơn, nếu có trò chuyện cũng rất khẽ khàng ạ.

    Liked by 1 person

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s