Hạc xám

Vào tư thế
Lao vào
Bắt dính
Bữa ăn
Nuốt
Xòe lông giũ cánh

Hạc xám, tiếng Anh là blue heron. Tùy theo ánh sáng có khi nhìn thấy xám, có khi xanh ngã sang màu tím. Riêng blue heron cũng chia thành hai loại, Great Blue Heron, hạc xám to, (Ardea herodias) và Little Blue Heron, hạc xám nhỏ (Egretta caerulea). Hạc xám nhỏ có kích thước dài 61 cm, ngang 102 cm. Hạc xám lớn dài 117 cm và ngang 183 cm.

Theo quyển National Geographic Field Guide to Birds do Johnathan Alderfer biên soạn, loại hạc xám to thường ở gần bờ sông, bờ kênh, hay đi trong đầm lầy để kiếm mồi. Nó đứng yên chờ con mồi đến gần rồi mổ thật nhanh, gắp mồi bằng cái mỏ nhọn bén. Khi cảm thấy bị đe dọa nó thường rụt cổ lại, lông dựng lên, và chìa mỏ về hướng đối thủ. Âm thanh của nó nghe chối tai, tiếng quang quác phát ra từ trong cổ, khi nó vụt bay lên.

Bữa trước tôi tự hỏi không biết tiếng hạc kêu ra sao mà ngài Nguyễn Du viết thành hai câu thơ tuyệt đẹp để đời.

Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

Tiếng suối chảy thì chắc nhiều người đã biết, nhưng tiếng suối chảy nửa vời thì không phải ai cũng được nghe. Tôi đi rừng nhiều năm, thường nghe tiếng suối chảy rủ rỉ, róc rách, có khi dịu nhẹ êm tai, có khi ồn ào cuồn cuộn. Tôi vẫn chưa biết tiếng suối nửa vời. Còn tiếng hạc? Một nhà văn nói rằng tiếng của nó nghe như tiếng vịt kêu. Quyển sách của National Geographic có nói, tiếng của con hạc ba màu, tricolored heron, tương tự như hạc xám lớn nhưng nhiều màu hơn, kêu aahkul-kul. Đọc như vậy nhưng thật tình không tưởng tượng được tiếng kêu của nó ra làm sao.

Tôi và ông Tám đạp xe dọc theo bờ kênh như thường lệ. Hôm trước mưa nhiều, có nhiều đoạn đường nước đọng thành vũng, lầy lội. Ông Tám đi trước. Tôi đi phía sau, nép sát vào bụi cây để tránh bùn. Thấy động, một con hạc xám bay lên, hướng ra phía bờ hồ Carnegie. Tôi không kịp lấy máy ảnh. Trong lúc bay đi, hạc xám để rơi lại âm thanh thảng thốt của nó. Đúng là tiếng của nó nghe như tiếng vịt kêu.

Tiếng hạc, trong đêm sương, vọng từ xa, khi người ta chìm lắng trong giấc ngủ khiến âm thanh nhẹ nhàng trong trẻo hơn chăng? Thật ra trong văn chương, mình thấy cái gì cũng đẹp bội phần. Chứ con hạc nhìn trông khá dữ tợn và to lớn. Cánh hạc khi bay mà nó quạt vào người một cái thì người cũng ngã nhào chứ chẳng chơi. Chỉ có khi đứng ngắm nó “như cánh vạc về chốn xa xôi” thì mới thấy nó nhẹ nhàng bay bổng như thơ, như nhạc.

14 thoughts on “Hạc xám”

    1. Đúng nó là con diệc, có người đã nói rồi nhưng Hà cứ quen dùng con hạc xám. Con crane thì có người gọi là sếu. Nếu có dịp chắc Hà cũng nên đi Hokkaido để xem mấy sếu đầu đỏ hót ra sao. Còn gặp may mà xem được hồng hạc ở VN hay nghe được tiếng hót của chúng chắc cũng nên thơ chẳng kém.

      Liked by 3 people

  1. Hà chụp hình đẹp lắm, chụp từ lúc hạc rình mồi, bắt, ăn, nuốt, sau hết là xòe lông giũ cánh khoái chí bữa ăn. Hà giỏi thiệt, Quế sẽ đi tìm tiếng hạc kêu nghe có giống tiếng vịt kêu không nhé Hà. lẽ dĩ nhiên là tìm trên Net! hihihi.

    Liked by 3 people

  2. Hổm rày đọc và xem hình chị Tám chụp mấy con hạc tự nhiên làm em nhớ vở cải lương Tiếng Hạc Trong Trăng do Thanh Nga, Thành Được, Thanh Sang… biểu diễn ngày xưa.

    Liked by 1 person

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s