Hoa mallow

Mallow có nhiều loại. Mọc trong các vùng đầm lầy, bờ kênh, hay mé nước có marshmallow. Một chi nhánh của mallow là hibiscus hay rose mallow, tiếng Việt gọi là dâm bụt hay hoa lồng đèn. Để dễ đọc, tôi dùng chữ dâm bụt, nhưng xin bạn hiểu là chữ dùng chung cho mallow. Đây là một trong những loài hoa lâu đời nhất. Chúng thường được người Ai Cập thời cổ xưa bó chung với acacias và lakspur.

Hằng năm trên đảo Delos, nơi thần Apollo được sinh ra, người ta hái cả cành hoa cùng với trái dâm bụt để dâng cúng vị thần ánh sáng. Thời xưa, người ta tin rằng trái dâm bụt chẳng những là thức ăn, mà còn là chất kích thích mang khoái cảm tình dục cho người dùng. Sách nói trái dâm bụt có vị ngọt, ngon. Tương truyền ngọn lá và hoa có vị thuốc có thể làm giảm sưng, trị đau mắt, trị ho. Nói vậy nhưng xin bạn đừng thử dùng trị bệnh, vì không có khoa học kiểm chứng.

Kinh thánh có kể lại chuyện Simeon đã dùng nước cốt rút từ cây dâm bụt để chữa bệnh mắt và nhờ thế được nhìn thấy Christ Hài đồng ở Jerusalem. Câu chuyện này được nhắc đến trong St Luke Gospel, dâm bụt còn được gọi là “Simeon’s root.”*

Ghi chú: * Tôi dùng tài liệu của bà Marina Heilmeyer, nhưng được bạn đọc bảo cho biết là có vài chi tiết không chính xác. Thí dụ như “người tiên báo tương lai Hài Nhi Giêsu được tường thuật trong Tin Mừng Luca 2:25-35” không thấy nói gì đến hoa. Kèm theo là link https://www.biblegateway.com/passage/?search=luke+2%3A25-35&version=NLT. Từ mallow thì xuất hiện trong sách ông Job 30:4. Bạn đọc bài này để giải trí và tùy theo tài liệu mà nhận định chuyện đúng hay sai nha. Tôi không hiểu biết nhiều về Thánh Kinh nên xin cáo lỗi.

Đây là marshmallow, cùng họ với dâm bụt (hibiscus)

Marshmallow còn có tên là Althea officinalis. Theo Dioscorides, chữ althea bắt nguồn từ chữ althaino, tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “chữa lành.” Các vị nữ tu thờ Apollo đã dùng dâm bụt chà xát vào lòng bàn chân, chuẩn bị bước lên trên than hồng để vinh danh Thần (hay Chúa). Dâm bụt được trồng trong vườn nhiệm mầu của Hecate, vị nữ thần thuộc thế giới âm ti trong huyền thoại Hy Lạp có biệt tài chữa bệnh. Vài trăm năm sau, Charlemagne (vua La Mã năm 800) ra lệnh trồng dâm bụt để làm thuốc. Toàn thân dâm bụt, hoa và lá, đều có thể dùng làm thuốc. Trẻ em mọc răng được cho một miếng rễ cây dâm bụt để cạp cho đỡ ngứa nướu (lợi). Hoa dâm bụt, màu càng đậm, nhất là gần như màu đen, càng có vị thuốc cao.

Trong tôn giáo, dâm bụt tượng trưng cho sự chữa lành, bệnh hay vết thương. Vào thế kỷ thứ 19, trong ngôn ngữ loài hoa, dâm bụt có nghĩa là cầu xin được tha thứ.

Nguồn: “The Language of Flower, Symbols and Myths” của Marina Heilmeyer

4 thoughts on “Hoa mallow”

    1. Cám ơn Anh kim nhắc mình nhớ lại. Mình biết tên hoa này nhưng mãi không nhớ ra. Lúc trước mình ngỡ nó là Mộc cần hay Mộc cận gì đó từ trong một bài thơ cổ.

Leave a comment