

Đố ai bắt được chim trời mới hay
Ca dao chép lại qua trí nhớ
Đọc lại 100 cách sống thiền của thiền sư Shunmyo Masuno tôi thấy hành thiền không đến nỗi khó. Miễn là mình đừng đòi làm gì cũng phải đạt đến 100 phần trăm. Đây cũng là một cách hành thiền, đừng đòi hỏi hay ham muốn quá độ (điều số 85). Cái khó là chữ quá độ. Nhận biết thế nào là vừa phải là một bài học tinh tế. Mức độ vừa phải này khác nhau ở mỗi người.
Bản tiếng Anh dùng chữ covet. Theo tôi hiểu chữ này có nghĩa là thích cái gì đó rất nhiều, chú tâm theo đuổi để đạt được mục đích, thí dụ như covet một công việc gì đó, một chức vụ nào đó để mình được thăng quan tiến chức. Với các bạn còn trẻ, covet một công việc, một đối tượng mình yêu, căn nhà, chiếc xe, hạnh phúc, là điều cần làm, phải làm. Miễn đừng quá độ.
Điều 81, chú trọng đến hiện tại. Điều này cũng dễ làm. Với những người hay viết, hay mơ mộng, có lẽ thường được nhắc nhở hay khuyên bảo, đừng có sống trên mây, đừng mơ mộng viễn vông. Áp dụng vào thực tế, lái xe thì phải lo chú ý vào chuyện lái xe, kẻo vượt đèn đỏ hay stop sign gây tai nạn. Đừng text hay ngó vào điện thoại trong lúc lái xe.
Tôi cũng chú trọng đến hiện tại. Đi đường núi thì cẩn thận kẻo vấp ngã. Chú ý đến cảnh vật chung quanh cũng là một cách chú ý đến mùa thu đang thay đổi từng ngày trong lá trong cây. Nhìn lên trên ngọn cây thấy đàn chim đang đậu. Sợi dây ivy đỏ thắm trong bầu trời đầy mây. Ở một đoạn đường khác nghe tiếng gió reo lao xao trên đầu ngọn cây. Nghe tiếng chim, ngỗng Canada bay ngang trên trời, có lẽ ăn no rồi tìm đường xuôi Nam tìm nắng ấm.
Buổi sáng cho mèo ăn cũng là chú trọng đến hiện tại.
Sáng nay, vừa thức giấc Nora đòi ra ngoài sân sau. Tôi mở cửa cho nàng ra ngoài. Nora 11 tuổi mèo, tương đương với một người 61 tuổi. Nora kén ăn, chỉ thích ăn ngon. Cho thức ăn không vừa ý nàng không ăn. Ra ngoài một lúc sau thì nàng đòi vào, bằng cách leo lên ngồi trên cái máy lạnh gắn trên tường, bên cửa sổ, lấy chân đập vào cửa kính. Trời còn sớm, tôi mở đèn sân sau. Mưa từ hôm qua ảnh hưởng cơn bão cấp 2 nào đó, nên vẫn còn mưa. Trước khi đóng cửa lại tôi nghe tiếng mèo kêu nhưng không nhìn thấy con mèo nào cả, tôi nghĩ đó là tiếng kêu của Nora. Chợt thấy con mèo đen, tôi vẫn gọi là ông Mun, nhảy lên sàn gỗ màu xám nhạt. Con mèo vì đen quá nên lẫn vào bóng tối. Nó nhảy lên sàn gỗ để tôi có thể nhận ra là “tôi có mặt ở đây, và tôi đang đói bụng. Bà hãy cho tôi ăn.”
Tôi rất mến con mèo này, vì nó là con mèo hoang đến lâu nhất trong số những con mèo hoang còn sót lại. Mèo đen thường bị xua đuổi vì người ta thường sợ mèo đen. Có lẽ vì thế mà mấy con mèo màu sáng đẹp đều đi mất, chỉ còn hai con mèo đen và xám đến ăn.
Khi tôi mang thức ăn ra, Mun vẫn còn kêu những tiếng nho nhỏ, như để nói chuyện với tôi, nhắc cho tôi biết sự có mặt của nó. Mèo hoang ít khi kêu thành tiếng. Người ta nói rằng mèo chỉ kêu thành tiếng sau khi nó học cách tiếp xúc với loài người. Thức ăn cho mèo hôm nay có thịt gà ông Tám nấu.
Mun cũng rất dày kinh nghiệm sống. Cách đây mấy hôm tôi thấy con mèo Xám gầm gừ thách đố Mun. Mèo Xám hung hăng nghênh ngó cả giờ đồng hồ, nhưng Mun vẫn điềm nhiên ăn, ăn xong điềm nhiên nằm trên cỏ chẳng lý gì đến Xám đang gầm gừ dọa nạt.
hình trên: ôi chết chết, vỗ cánh sai nhịp rồi.
hình dưới: mấy đứa khỏe đứng đi, tui mệt rồi tui ngồi nhá.
lâu lâu thấy cô nhắc ông Tám làm con nhớ lại hồi học tiểu học, sát rạt cổng trường con có nhà bà Tám ông Tám bán đồ ăn vặt cho học trò.
LikeLiked by 2 people
Cô cũng bán (không lấy tiền) thức ăn tinh thần vặt cho người (không chịu) lớn.
LikeLiked by 3 people
Cho Mai gởi lời chào ông Mun nhé. What a nice character! : )
LikeLiked by 2 people
Ông Mun gởi lời cám ơn Mai.
LikeLiked by 1 person
Cháu thấy thật tội nghiệp cho mèo đen hoặc các loại mèo bị con người cho rằng là điềm gở. Tự dưng chẳng đâu vào đâu, chúng nó không làm gì mà bị gán cái mác đen xui. Một kiểu blaming của con người.
LikeLiked by 1 person
Cháu nói thật là hợp ý với cô quá.
LikeLiked by 1 person
Trong nhân gian (dân gian) có nhiều câu phê phán không phải vô cớ, tuy nhiên cũng có những câu cũng chưa hẳn “đúng y như rằng:..”. Cho nên mình nghe; đọc thì nên suy nghiệm để ước lượng sự chân như bao nhiêu, cốt để không thiên vị, hay hồ đồ.
Có câu: “Mèo vào nhà gia chủ tận; chó vô sân gia chủ giàu” mới thoáng đọc nhiều người cho đó là võ đoán, phán xét mê tín hoặc giả vô căn cứ v.v.. Nói như thế nên hiểu cái ý dân gian, khi nuôi hai con vật thân cận nhứt với gia chủ. Thương thì có thương, nhưng giữa Chó và Mèo, nó giúp ích việc cho chủ nhà. Thì Mèo không giữ được của cho họ bằng Chó, mà gia chủ vẫn nuôi Mèo đến hao cạn, nuôi Chó thì giữ nhà tài sản của chủ, thậm chí nó còn đoán biết sự an nguy để cứu chủ. Mèo là con vật được biết qua nhiều kinh nghiệm của dân gian, nó có “linh tánh” đoán biết điềm lành, dữ cho gia chủ đó, thường thì lành ít. Tuy nhiên, không phải lý lẽ nào cũng như đinh đóng cọc, cho “miệng lưỡi” người đời vốn không hẳn “đổ oan vạ” cho loài vật, nếu mình biết suy luận.
Như câu: “Nhiện muốn chủ tàn, Gián mong chủ phú” thì câu nói nầy hàm ý thế nào chắc nhiều người cũng hiểu.
LikeLike