Cây thông sau cơn bão tuyết

Hôm qua, có bạn hỏi ảnh cơn bão tuyết vừa bao trùm vùng Đông Bắc nước Mỹ đâu. Lúc bạn đặt câu hỏi trên FB thì trời còn tối tôi chưa chụp ảnh. Trời sáng, lúc ông Tám vất vả xúc tuyết, tôi mang đôi ủng đi tuyết, bước ra cửa chụp vài tấm ảnh rồi quay vào nhà.

Tôi nấu nồi cháo sò chem chép, bào rau cần tây (celery) và một góc tư bắp cải còn dư làm rau ghém. Chuối chín không ăn kịp tôi nấu luôn, một thứ chè chuối cải biên không đường không nước dừa, dĩ nhiên là không bột bán. Chuối tự nó đã ngọt lắm rồi. Kể chuyện nấu ăn để tự biện hộ mình đã lười biếng không phụ dọn tuyết. Ảnh tuyết thì có, nhưng toàn là ảnh xoàng xoàng, đem chưng lên cũng mắc cỡ.

Hôm nay tôi cho lên một tấm ảnh, hoàn toàn không cắt xén, không chỉnh sửa ánh sáng gì hết. Cây thông này được trồng, chỉ một thời gian ngắn, sau khi chúng tôi dọn về căn nhà này năm 1999. Cô út nhà tôi vào học lớp ba, mang một cây thông trường học phát về nhà trồng. Hằng năm, trường học Mỹ hay có chiến dịch trồng cây để phát triển thiên nhiên và trợ giúp môi trường cũng như giữ gìn quả địa cầu cho tương lai. Cây thông lúc ấy có lẽ cao độ gang tay, gốc nhỏ như ngón tay út. Có năm tưởng nó chết vì cành héo vàng nhưng rồi nó vẫn sống. Trồng bao nhiêu năm nay, mà một nhánh sát mặt đất của nó chỉ mọc dài ra được nhường này. Chiều cao thì chỉ đến hơn đầu gối. Hai mươi mốt năm cây thông, đây là cây fir, chỉ lớn được bấy nhiêu thì rừng ở VN bị đốn trụi lủi như vậy trồng bao nhiêu năm mới có thể phục hồi?

Bạn từng nghe câu thơ nói về sự hùng vĩ của cây thông.
“Kiếp sau xin chớ làm người.
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.”
Tưởng là thông cao, khỏe, tự do, nhưng gần đây thông ở New Jersey, khu rừng Watchung Reservation tôi thường đi hiking bị bệnh rất nhiều, chết vô số kể. Thông cũng như loài người, cũng trải qua sinh lão bệnh tử. Nó bị một thứ côn trùng gì đó đục khoét đến mất nhựa sống, chết từ trong tâm mà cây vẫn còn đứng.

Tôi chỉ là người mới tập tành nhiếp ảnh. Vẫn chưa có kinh nghiệm chụp ảnh tuyết nên nhìn chỉ thấy một màu trắng, thật ra là xám xám. May là chưa có nắng, khi có nắng càng khó chụp ảnh tuyết hơn. Nếu chụp khéo thì sẽ nhìn thấy mặt tuyết có độ sâu chỗ này khác với độ sâu của chỗ kia. Màu trắng hay xám cũng khác nhau. Lúc chụp ảnh tôi nghĩ giá mà có cái nơ đỏ Giáng sinh, hay một quả cầu trang trí mà xanh lá cây thì ảnh sẽ dễ xem hơn nhưng tôi lười nên thôi.

Không nói ra nhưng quả tình cây thông được nhắc đến chỉ vì nó là của con mình trồng.

8 thoughts on “Cây thông sau cơn bão tuyết”

  1. Mai nghĩ đến bài thơ của Jane Hirshfield ode cho một cái cây vừa chết khi thấy cành thông ngả xuống trong hình của Hà. Cây chết cũng giống như một vũ trụ nhỏ chết đi, khi nó là giòng sữa cho nhiều sinh vật khác, mất nó, những con kiến, con sóc, chim chóc … sẽ bối rối.

    TODAY, ANOTHER UNIVERSE
    The arborist has determined:
    senescence, beetles,canker
    quickened by drought
    but in any case
    not prunable, not treatable,not to be propped.
    And so.
    The branch from which the sharp-shinned hawks and their mate-cries.
    The trunk where the ant.
    The red squirrels’ eighty-foot playground.
    The bark cambium pine-sap cluster of needles.
    The Japanese patterns the ink-net.
    The dapple on certain fish.

    Today, for some, a universe will vanish.
    First noisily,
    then just another silence.
    The silence of after, once the theater has emptied.
    Of bewilderment after the glacier,
    the species, the star.

    Something else, in the scale of quickening things,
    will replace it,
    this hole of light in the light, the puzzled birds swerving around it.

    Liked by 2 people

    1. Cám ơn Mai đã tặng cho bài thơ. Lúc trời tuyết nhìn lên trên bầu trời đục, thấy mấy ngọn cây, Hà nghĩ đến Mai và những tấm ảnh cây của Mai. Tự hỏi những tấm tranh composite của Mai compose có tất cả bao nhiêu layer(s)?

      Like

    1. Nhớ con thì lúc nào cũng nhớ, nhưng nhìn cây thông thì có chuyện để nói với các bạn trẻ cỡ tuổi con cháu. Cháu nào ở xa nhà cũng nên nghĩ đến bố mẹ đang nhớ con, dù không nói ra.

      Liked by 1 person

Leave a Reply to HH Cancel reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s